Những tỷ phú buôn đất siêu hạng thích mặc áo sơ mi cũ, đi dép cao su

Sở hữu tiền hàng chục đến hàng trăm tỷ, nhưng nhiều “đại gia” buôn đất bất động sản lại khiến người khác bất ngờ khi chỉ thích mặc chiếc áo sợ mi cũ, đi dép cao su.

Vào nghề 9 năm, kinh qua tất cả các sách vở, tôi luyện trên thương trường cùng nhiều các đại gia bất động sản, anh T.N đã từng tự đúc kết một trong nguyên tắc thành công là phải đầu tư trang phục thật chỉn chu. 

"Sách vở và rất nhiều người anh doanh nhân dạy tôi rằng: "Khi bạn ăn mặc lịch sự, đẹp, bạn mới tạo dựng được niềm tin, mối quan hệ với các đối tác. Đó là lý do mà tôi luôn đầu tư quần áo chỉnh tề khi bước chân ra cửa nhà dù đi gặp đối tác, đi gặp khách hàng hay đơn giản là gặp đồng nghiệp" – anh T.N tâm sự.

Nhưng mọi suy nghĩ, quan điểm của anh đã thay đổi cách đây 2 năm khi anh tình cờ có cơ hội gặp được những tay buôn đất "lớn". Anh kể lại rằng: "30 tuổi, tôi nghĩ mình giỏi vì có trong tay hàng chục tỷ, đất rải rác từ Bắc vào Nam, đi đến đâu cũng gặp người thành đạt. Nhưng đến khi tôi gặp một đội nhóm đầu tư bất động sản 6X,7X, tôi gần như bất ngờ. Họ chỉ mặc áo sơ mi, quần âu cũ, đi dép cao su".

Những tỷ phú buôn đất siêu hạng thích mặc áo sơ mi cũ, đi dép cao su - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

 Ban đầu, một người bạn của tôi tiết lộ họ là dân "buôn đất siêu hạng", tôi không tin vì luôn nghĩ nếu có tiền phải ăn mặc đẹp. Ăn mặc đẹp mới có thể tạo ra nhiều mối quan hệ. Đến sau này, khi làm ăn chung, tôi mới nhận ra, họ có nguồn vốn tới cả hàng trăm tỷ đồng để buôn đất". 

Anh T.N cũng chia sẻ thêm: "Tôi từng nghĩ trang phục sẽ đánh giá một phần con người. Đầu tư trang phục sẽ giúp mình thành công hơn nhưng khi nhìn thấy những người anh, người chị buôn đất sừng sỏ, tôi thấy tất cả chỉ là phù du. 

Dù trang phục giản dị nhưng họ đều làm trí thức, đều học vị cao. Đặc biệt, họ nắm tinh tường về văn hoá, về quy hoạch, về biến động của nền kinh tế vĩ mô. Họ không chỉ hiểu về bất động sản mà còn đọc báo cáo tài chính vanh vách, nắm rõ được chu kỳ, sự chuyển động của dòng tiền trong lĩnh vực địa ốc. Đó là lý do mà họ đầu tư đất nhìn xa rộng không phải là cách đánh sóng ngắn hạn". 

Sau vài lần đầu tư cùng đội nhóm này, anh N. cho biết, bản thân anh cũng thay đổi lối sống khác. Anh chỉ chọn áo phông đơn giản với quần bò đi khảo sát thị trường. 

"Tôi nhận thấy, kể ra trang phục giản dị khiến chúng tôi dễ mua rẻ hơn và dễ được lời hơn vì khiến đối phương thấy mình thân thiện, không phải dân "nhà giàu’ đi đầu tư. Hơn nữa, tôi nghiệm ra, nên sống giản dị, bớt ồn ào, càng tĩnh lặng, càng đơn giản càng tốt. Tôi dần thay đổi cách sống hơn 1 năm trở lại đây và thấy tiền mình kiếm được nhiều hơn so với trước đó". 

 Chị L.G đến từ Chương Mỹ, Hà Nội cũng tiết lộ, bố chị là một trong tay buôn đất "khét tiếng" nhưng ở trong làng không một ai biết. Có tháng, ông đi máy bay tới vài lần vào Nha Trang để giao dịch đất. Ngoài đất thổ cư, ông còn đầu tư cả đất dự án và biệt thự biển. Dù sở hữu tiền tỷ, ông vẫn chỉ giản dị chọn những bộ quần áo cũ.

"Nhìn không ai biết bố tôi có gần trăm tỷ. Có đợt sốt đất, tháng ông lãi cả tỷ. Nên con cái thích mua nhà đất ở Hà Nội, ông đều cho hết. Nhưng ông vẫn thích ăn mặc giản dị. Hồi trước tôi từng bảo: "Bố lắm tiền nên mặc áo sơ mi, quần âu với vest đi gặp đối tác cho lịch sự, cho xứng với tiền kiếm được. 

Nhưng bố tôi bảo: "Cứ xấu xấu cho dễ làm ăn. Họ thấy mình quê nên bán rẻ. Vì thấy mình quê, nên họ tưởng mua được người quê thật thà nên xuống tiền sớm. Ăn mặc đơn giản cho mọi người không để ý. Mặc đẹp quá ra đường lại gặp cướp". Dù bố tôi nói nửa đùa, nửa thật, nhưng suy tính lại, tôi thấy hợp lý", chị L.G cho hay.

Câu chuyện về những "đại gia" có hàng trăm tỷ nhưng chỉ thích mặc quần áo cũ không phải hiếm gặp. Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp tập đoàn lớn cũng lựa chọn lối sống giản dị. Với nhiều "đại gia" buôn đất như vậy, đa phần họ đều muốn lựa chọn một cuộc sống không ồn áo, tránh nhiều người để ý, bàn tán. Ở góc độ đầu tư, họ còn cho rằng, đây là cách để công việc trở nên thuận tiện, dễ dàng thay vì "ép" mình trong bộ trang phục đắt tiền tốn kém, không thoải mái. 

Cò đất "lướt cọc" tạo sóng

Cò đất "lướt cọc" tạo sóng

Thị trường bất động sản có thể sẽ ‘đóng băng’ trong một thời gian chứ không còn phát triển trong dài hạn khi thiếu sự minh bạch, bị làm giá bởi môi giới…

Theo Nhịp sống kinh tế

TP.HCM lo doanh nghiệp trục lợi khi đầu tư dự án nhà ở xã hội

Theo dự thảo nghị quyết thí điểm phát triển nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ được dành một phần diện tích tại dự án để bán thương mại, hạch toán riêng và hưởng toàn bộ lợi nhuận. Tuy vậy, UBND TP.HCM lo ngại doanh nghiệp sẽ trục lợi.

‘Teo tóp’ nguồn cung, người thu nhập thấp khó mua nhà ở xã hội

Là loại hình nhà ở đáp ứng nhu cầu thực của phần lớn người dân tại các đô thị, nhưng những năm qua, nhà ở xã hội vẫn luôn rơi vào tình trạng cung không đủ cầu.

Dự án chậm tiến độ, khách đòi đất, doanh nghiệp nói 'không còn liên quan'

Mặc dù đã ký kết hợp đồng để quý II/2020 nhận quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Hải An, nhưng đến nay khách hàng vẫn mòn mỏi chờ đợi, trong khi lãnh đạo mới của doanh nghiệp lại nói không còn liên quan.

Xây dựng Khu kinh tế Vân Phong thành trung tâm du lịch, giải trí cao cấp

Khu kinh tế Vân Phong ở Khánh Hòa được định hướng là trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí cao cấp có thương hiệu, chất lượng cao và khả năng cạnh tranh quốc tế.

Đề xuất ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền để trả nợ trái phiếu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp có tài sản bảo đảm được vay để trả nợ trái phiếu.

Ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng, chưa có chung cư nào được xếp hạng

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn, chưa có chung cư nào ở TP.HCM được xếp hạng, ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng tự nhiên… là những thông tin đáng chú ý tuần qua.

Hơn 100 dự án BĐS chưa gỡ vướng xong, TP.HCM tiếp nhận thêm 40 dự án

Vướng mắc về thủ tục pháp lý của hơn 100 dự án bất động sản chưa được giải quyết xong, UBND TP.HCM vừa tiếp nhận thêm thông tin của 40 dự án.

Xây mới chung cư cũ vẫn thành công, tại sao phải chấm dứt quyền sở hữu?

Quyền sở hữu nhà chung cư lâu dài liệu có thực sự “ngáng đường” chương trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, khi mà thực tế đã có không ít dự án xây mới chung cư cũ đã thành công.

Vinhomes vốn hoá tăng gần 1,2 tỷ USD sau tin bán một phần dự án cho đối tác ngoại

Cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes tăng giá 4 phiên liên tiếp, tương đương với mức vốn hoá tăng hơn 28.000 tỷ đồng, tức gần 1,2 tỷ USD.

Đà Nẵng thu hồi nhiều khu 'đất vàng' để bán đấu giá

Đà Nẵng thu hồi 44 cơ sở nhà, đất dôi dư không còn nhu cầu sử dụng để tổ chức đấu giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.