Những quốc gia nào có thể là nơi bắt đầu các cuộc xung đột mới?
Tờ Daily Express của Anh, hôm 20/10 đã công bố danh sách “những quốc gia có khả năng nổ ra chiến tranh thế giới thứ 3”.
Mỹ-Iran
Theo tác giả của bài báo, Kaisha Langton, trước hết thế giới nói về một cuộc đối đầu có thể xảy ra giữa Mỹ và Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran. Nếu tình hình xấu đi, Iran có thể phong tỏa eo biển Hormuz - tuyến đường vận chuyển 30% lượng dầu được xuất khẩu trên toàn thế giới. Điều này có nguy cơ làm “phức tạp” quan hệ của Washington với các đồng minh, đồng thời cũng đe dọa một cuộc chiến mới ở Syria và Yemen.
Ngày nay thế giới lo ngại về một cuộc xung đột toàn cầu. (Ảnh: Pixabay) |
Ngoài ra, trên cơ sở này, cuộc đối đầu lâu dài giữa Iran và Israel có thể phát triển thành một cuộc xung đột toàn diện.
Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ
Ông Langton cũng nhấn mạnh rằng, trong vài năm qua, quan hệ giữa hai đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên căng thẳng. Một cuộc xung đột quân sự có thể gây chia rẽ đối với người Kurd và các kế hoạch đầy tham vọng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Kết quả là tình trạng mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xấu đi, gây lo ngại về tác động tiếp theo đối với liên minh NATO.
Tổng thống Erdogan “nổi tiếng là người say mê với kế hoạch của mình có thể buộc Washington và Ankara đến bờ vực thẳm”.
Mỹ với Triều Tiên-Trung Quốc
Theo ông Langton, chính quyền Mỹ cũng có thể “mang đến” một cuộc đối đầu quân sự với Triều Tiên và Trung Quốc. Khi Bình Nhưỡng tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận quân sự và gần đây đã lên tiếng “trách móc” Tổng thống Mỹ Joe Biden là “có thái độ thù địch”. Đổi lại, Triều Tiên cũng cảnh báo hành động đáp trả dẫn đến việc Mỹ sẽ rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn.
Triều Tiên thời gian gần đây liên tiếp thử nghiệm tên lửa hành trình tầm xa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu hỏa và tên lửa siêu thanh. (Ảnh: AP) |
Ông Langton cũng nhấn mạnh, ngoài chiến tranh thương mại, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ có thể “nóng lên do ảnh hưởng ngày càng lớn của cả hai nước trên trường quốc tế”.
Ấn Độ-Pakistan
Theo giả định của ông Langton, chiến tranh thế giới thứ 3 có thể bắt đầu liên quan đến tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan về Kashmir. Tranh chấp này đã dẫn đến nhiều cuộc tấn công khủng bố và bất ổn ở mỗi quốc gia. Do đó, Thủ tướng Ấn Độ có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc “kích hoạt một cuộc xung đột với sự tương tác của Mỹ, nó có khả năng phát triển thành một cuộc xung đột quy mô lớn”.
Afghanistan
Ngoài ra, ông Langton cũng nhắc lại tình hình ở Afghanistan sau khi Taliban lên nắm quyền ở nước này. Theo cư dân địa phương, các đại diện của chính phủ mới đã “mở cuộc săn lùng” những người từng cộng tác với NATO hoặc với chính phủ tiền nhiệm. Tất cả điều này có thể ảnh hưởng đến an ninh trong khu vực, kéo theo khủng bố và các vụ xả súng liên miên bắt đầu ở đất nước.
Cuộc chiến 20 năm ở Afghanistan đã lấy đi mạng sống của gần 2.500 lính Mỹ, khoảng 240.000 người Afghanistan và tiêu tốn khoảng 2.000 tỉ USD.
Theo Liên Hợp Quốc, hơn 18 triệu người - hơn một nửa dân số Afghanistan, cần viện trợ và một nửa số trẻ em Afghanistan dưới 5 tuổi đang bị suy dinh dưỡng do tình trạng hạn hán lần thứ 2 trong 4 năm qua.
Mỹ hé lộ khả năng ngăn ngừa nguy cơ nhập viện của vắc xin Pfizer ở nhóm 12-18 tuổi
Một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy vắc xin Pfizer có hiệu quả 93% trong việc ngăn ngừa nhập viện ở thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi.
Thanh Bình (lược dịch)