Những ngành có 100% cơ hội việc làm, thầy giáo cam kết "trả lại học phí nếu sinh viên thất nghiệp"

Nhu cầu việc làm luôn là vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm, nhất là với những thí sinh đang ở ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề. Vậy thời gian tới, những ngành nào có 100% cơ hội việc làm?

Theo PGS.TS Trương Nguyễn Luân Vũ - Phó trưởng Khoa Cơ khí chế tạo máy (ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) thì hiện nay trong nhóm ngành Cơ khí có nhiều ngành: Robot, Cơ điện tử, Kỹ thuật nông nghiệp, Trí tuệ nhân tạo (AI)… Không riêng ngành Cơ khí kỹ thuật mà tất cả ngành của nhóm này đều có cơ hội việc làm 100%.

"Thầy cam kết nếu sinh viên nào học kỹ thuật của trường mà không có việc, sau khi tốt nghiệp, trường sẽ trả lại 100% học phí. Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội việc làm ở nước ngoài và cơ hội du học", PGS Trương Nguyễn Luân Vũ khẳng định.

{keywords}
Khoa học máy tính được coi là một trong số những ngành hot nhất trong thời gian tới.

Còn PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội thì cho biết thời gian tới độ hot của ngành Công nghệ thông tin sẽ ngày một tăng.

Theo dự báo, nhu cầu nhân sự trong 5 năm tới của ngành Công nghệ thông tin có thể lên đến một triệu người. Hiện nay, công nghệ thông tin len lỏi vào mọi thứ trong cuộc sống và chúng ta nghe rất nhiều đến chuyển đổi số.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền cũng chia sẻ nhu cầu nhân lực trong ngành Công nghệ thông tin chưa bao giờ ngừng tăng, sinh viên ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng mức lương khởi điểm khá cao so với mặt bằng chung. Điều này khẳng định sức hút mạnh mẽ của ngành Công nghệ thông tin.

Hiện ĐH Bách khoa Hà Nội tập trung 3 lĩnh vực chính của ngành này. Một là Khoa học máy tính, trong đó sinh viên phải rất giỏi Toán. Thứ hai là Kỹ thuật máy tính liên quan máy chủ, truyền dẫn, hệ thống thông tin… Thứ ba là Công nghệ thông tin truyền thống, ngành dạy về lập trình. Chuyên ngành thứ ba mang tính ứng dụng hơn hai chuyên ngành trước.

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, hiện nay hàng loạt các ngành về cơ khí – kỹ thuật như: Điện tử viễn thông, Cơ điện tử, Luyện kim, Ôtô, Chế tạo máy… đang rất thiếu nhân lực. Nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành này chỉ đạt mức 54,87%.

Hiện các khu công nghiệp – khu chế xuất trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh miền Bắc luôn trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng đội ngũ kỹ sư ngành động lực, chế tạo máy, tiện, phay… dù liên tục đăng tin tuyển dụng. 

Các nhóm ngành cơ khí được ưu tiên phát triên bao gồm: Cơ khí khuôn mẫu; Máy móc thiết bị điện; Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản và công nghiệp chế biến.

TS Nguyễn Đào Tùng - Phó giám đốc Học viện Tài chính lại cảnh báo các học sinh quan tâm quá nhiều tới một số ngành được xem là "hot" nhưng lại không biết lĩnh vực ngành nghề nào sẽ "bùng nổ" trong một tương lai gần. 

Ông Tùng đưa ra ví dụ là ngành Quản trị du lịch - khách sạn là một ngành sẽ được quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới và có tiềm năng lớn trong việc thu hút nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. 

Trong số những nghề sẽ "bùng nổ", ông Tùng cho rằng nghề đầu bếp cũng rất có tiềm năng. Trong khi để trở thành một đầu bếp được săn đón với mức lương cao lại không nhất thiết phải học đại học mà có thể tìm kiếm ngành đào tạo ở khối trường cao đẳng, trường nghề - nơi có ưu thế trong việc dạy kỹ năng thực hành, gắn liền với nhu cầu việc làm trong xã hội.

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !