Những lực lượng biệt kích ‘sát thủ’ nhất thế giới

Tinh nhuệ, thiện chiến, gan lỳ, bí mật… Những lực lượng biệt kích được sinh ra chỉ để thực hiện những “nhiệm vụ bất khả thi” với mức độ nguy hiểm và bất ngờ khó ai có thể lường trước được nên họ luôn là những đối tượng được ngưỡng mộ nhất.

Đối với mỗi quốc gia, các lực lượng biệt kích thường được tổ chức theo cơ cấu, mô hình và tên gọi khác nhau nhưng tựu trung họ có một điểm rất giống nhau là được sinh ra để thực hiện những nhiệm vụ bí mật nhất, khó khăn nhất và nguy hiểm nhất.

Dưới đây là danh sách 10 lực lượng biệt kích nổi danh nhất và được cho là tinh nhuệ, “sát thủ” nhất thế giới.

1. SEAL (Mỹ)

Mặc dù là một lực lượng đặc biệt thuộc Hải quân Mỹ nhưng SEAL (viết tắt từ các chữ Sea – biển, Air – không và Land – mặt đất) phải thực hiện các nhiệm vụ rất đa dạng bao gồm cả chiến đấu dưới nước, chống khủng bố, giải cứu con tin, đột kích vào các mục tiêu quan trọng nằm sâu trong lãnh thổ kẻ địch. Các chiến binh của SEAL được huấn luyện và trui rèn khả năng thích ứng rất cao và có thể chiến đấu trên bất kỳ địa hình, môi trường nào.

Những lực lượng biệt kích ‘sát thủ’ nhất thế giới - ảnh 1


Chiến công nổi bật nhất của lực lượng SEAL chính là vụ hạ sát thành công trùm khủng bố nổi tiếng nhất thế giới Osama bin Laden ngay tại sào huyệt của hắn ở Pakistan cách đây vừa tròn 1 năm. Một vụ khác tuy nhỏ hơn nhưng cũng khá nổi tiếng là vụ 3 lính SEAL đã đột nhập thành công và bắn hạ 3 tên cướp biển Somali để giải cứu một viên thuyền trưởng bị chúng bắt làm con tin.

Dẫu vậy, cũng giống như các lực lượng biệt kích của các quốc gia khác trên thế giới, hầu hết các chiến công của SEAL đều bị giấu kín giống như danh tính, nguồn gốc và thân nhân của họ.

2. Nhóm Alpha (Nga)

Được thành lập từ năm 1974 với nhiệm vụ duy nhất là chống khủng bố nhưng hiện nay Alpha đã lớn mạnh rất nhiều với khoảng 700 thành viên thiện chiến. Điều đáng nói là nhóm Alpha đã gần như không suy suyển hay bị ảnh hưởng nhiều bất chấp thời kỳ biến động vì sự sụp đổ của Liên bang Xô viết trước kia.

Trận đánh nổi tiếng nhất của nhóm Alpha là vụ giải cứu 1.200 con tin, đa phần là trẻ em và phụ huynh của trường tiểu học Beslan hồi năm 2004. Khi đó, nhân ngày trường tổ chức lễ khai giảng, các tay súng thuộc tổ chức ly khai ở Chechen đã bao vây toàn bộ ngôi trường và bắt tất cả làm con tin để yêu cầu chính phủ Nga nhượng bộ các yêu cầu ly khai của chúng.

Những lực lượng biệt kích ‘sát thủ’ nhất thế giới - ảnh 2


Nhóm Alpha đã được triệu tập vào trận và cuối cùng họ cũng đã thành công trong việc giải phóng ngôi trường khỏi tay nhóm khủng bố này với việc hạ sát 31 tên nhưng điều đáng tiếc nhất là họ đã để một số lượng con tin rất lớn (hơn 350 người) bị thiệt mạng. Dẫu sao, với các chuyên gia chống khủng bố thế giới, chiến công này là chấp nhận được vì sự phức tạp, khó khăn của nhiệm vụ (nạn nhân hầu hết là trẻ em quá nhỏ tuổi) và mức độ liều lĩnh của những kẻ khủng bố đều đã ở mức cao nhất.

3. The Kaibiles (Guatemala)

Trong giới biệt kích, những chiến binh “đã đứt dây thần kinh sợ hãi” của Guatemala còn là những bậc thầy hàng đầu thế giới về chiến thuật chiến đấu trong rừng rậm.

The Kaibiles được thành lập từ năm 1975 và nổi danh với câu khẩu hiệu: “Nếu tôi tiến lên, hãy theo tôi. Nếu tôi dừng lại, hãy thúc giục tôi và nếu tôi bỏ chạy, hãy giết tôi đi”.

4. Sayeret Matkal (Israel)

Đây là một đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội Israel. Nổi tiếng là những chiến binh thiện chiến nhờ được trang bị vũ khí nhỏ gọn, giỏi võ thuật và cũng rất thạo trong việc thu thập tin tức tình báo hay hoạt động ngầm ở rất sâu trong lãnh thổ của kẻ thù. Tuy nhiên, ngày nay Sayeret Matkal hầu như chỉ còn được giao các nhiệm vụ chống khủng bố hay giải cứu con tin.

Những lực lượng biệt kích ‘sát thủ’ nhất thế giới - ảnh 3


Trận đánh nổi tiếng nhất của Sayeret Matkal là “Chiến dịch Entebbe” – vụ giải cứu hơn 100 con tin là công dân Israel bị nhóm khủng bố bắt trên chuyến bay số 139 của hãng hàng không Air France hồi năm 1976 tại sân bay Entebbe (Uganda). Trong chiến dịch này, chỉ có duy nhất 1 lính Israel thiệt mạng cùng với 45 lính Uganda, 6 tên không tặc và 3 con tin cũng đã chết. Mức độ thiệt hại này là có thể chấp nhận được bởi họ cũng đã giải thoát được cho ít nhất 100 con tin.

5. Kopassus (Indonesia)

Được thành lập năm 1952 và Kopassus nhanh chóng trở nên khét tiếng với vai trò là lực lượng chuyên thực hiện các chiến dịch quân sự mũi nhọn và quan trọng của chính phủ.

Những lực lượng biệt kích ‘sát thủ’ nhất thế giới - ảnh 4


Trận đánh nổi tiếng nhất của Kopassus là vụ giải cứu con tin trên chuyến bay Garuda 206 hồi năm 1981. Ngay khi chiếc máy bay cùng với nhóm không tặc và các con tin vừa hạ cánh, các biệt kích của Kopassus đã rất nhanh chóng áp sát, đột nhập và bắn chết 3 tên không tặc, giải cứu thành công hơn 50 hành khách.

6. Nhóm đặc nhiệm SSG (Pakistan)

Được thành lập với chức năng chuyên thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt như đột nhập phá hoại, thu thập tin tức tình báo, chiến đấu cận chiến và gián điệp.

Trận đánh nổi tiếng nhất: Năm 1994, SSG được giao nhiệm vụ giải cứu các con tin gồm 74 học sinh và 8 giáo viên trên một chiếc xe bus bị bắt cóc bởi nhóm khủng bố người Afghanistan. Khi các cuộc đàm phán không mang lại kết quả, SSG đã sử dụng một vụ nổ giả để đánh lạc hướng chú ý của những kẻ bắt cóc rồi bí mật đột nhập vào trong xe, bắn chết 3 tên khủng bố và cứu thoát toàn bộ số con tin.

7. Delta Force (Mỹ)

Đây là một lực lượng đặc biệt khác cũng thuộc quân đội Mỹ với tên gọi Lực lượng đặc biệt số 1 Delta. Năm 2003, khi Mỹ quyết định tấn công, đánh chiếm Iraq và lật đổ chế độ Saddam Hussein, Delta đã được giao nhiệm vụ thâm nhập trước vào Baghdad để hướng dẫn cho các cuộc oanh kích của không quân và do thám tình hình quân đội Iraq thông qua mạng viễn thông của nước này.

8. SAS (Anh)

SAS là lực lượng chuyên chống bạo loạn, âm mưu lật đổ và cách mạng của Anh. Địa bàn hoạt động chủ yếu của SAS là những dãy núi hiểm trở, những cánh rừng và khu nông thôn hẻo lánh. Điểm đặc biệt là rất nhiều sỹ quan của SAS đã trở nên nổi tiếng nhờ… viết sách khi về hưu. Những cuốn sách kể về cuộc đời biệt kích của họ hầu hết đều thuộc nhóm “best-selling” (bán rất chạy).

Năm 1980, SAS được giao nhiệm vụ giải quyết vụ khủng hoảng con tin ở Đại sứ quán Iran ở London. Họ đã sử dụng lựu đạn khói và gây choáng nhằm đánh lạc hướng của những kẻ khủng bố rồi bất ngờ đột nhập, hạ gục 5 trong số 6 tên khủng bố để cứu thoát 16 con tin.

9. Eko Cobra (Australia)

Đơn vị chống khủng bố này của Australia chỉ có khoảng 200 chiến binh nhưng đặc biệt được ngưỡng mộ bởi tài leo trèo cũng như khả năng chiến đấu đa năng giống như trong những bộ phim hành động của tài tử Arnold Schwarzenegger ở Hollywoods.

Những lực lượng biệt kích ‘sát thủ’ nhất thế giới - ảnh 5


Cobra (Rắn hổ mang) nổi tiếng thế giới bởi họ là lực lượng biệt kích duy nhất trên thế giới đến thời điểm này có thể giải quyết gọn gẽ một vụ không tặc trong khi máy bay vẫn đang bay trên bầu trời. Năm 1996, 4 lính thuộc lực lượng Cobra đã đáp chuyến bay Tupolev 154 của hãng hàng không Nga Aeroflot, áp tải tù nhân đến Lagos. Trên máy bay, một tù nhân người Nigeria đã trốn thoát và đe dọa phi hành đoàn bằng dao rồi yêu cầu cho máy bay chuyển hướng bay đến Đức hoặc Nam Phi. Tuy nhiên, tên tù nhân này đã rất không may khi đụng phải các chiến binh của Cobra và kết cục là hắn nhanh chóng bị vô hiệu hóa và sau đó đã bị giao lại cho các nhà chức trách địa phương khi máy bay hạ cánh.

10. SASR – Trung đoàn không quân đặc biệt

Đây là đơn vị biệt kích không quân của Australia nhưng có chức năng, nhiệm vụ gần giống với đội SAS của Anh. Họ được chia thành 3 đơn vị riêng biệt và thực hiện các nhiệm vụ như chống khủng bố, theo dõi, trinh sát hay các chiến dịch ám sát.

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !