Tờ Bild đưa tin, nhân viên của nhiều công ty ở Đức sẽ tiếp tục làm việc tại nhà sau đại dịch Covid-19.
Theo dữ liệu mới nhất của trang Worldometer, tính đến ngày 17/7 trên toàn cầu tổng cộng đã có hơn 13 triệu người nhiễm virus corona chủng mới, hơn 593 nghìn người đã tử vong do Covid-19. Trong đó có hơn 8,3 triệu người bình phục.
Gần đây, trước diễn biến phức tạp của tình hình đại dịch Covid-19, nhiều nước châu Âu đã quyết định gia hạn tình trạng báo động và ngừng thực hiện kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng chống dịch đã đưa trước đó.
Ngày 15/7, Tổng thống Romania Klaus Iohannis thông báo quyết định gia hạn tình trạng báo động dịch bệnh thêm một tháng. Đây là lần thứ hai Chính phủ Romania đưa ra quyết định này sau khi bắt đầu tình trạng báo động từ giữa tháng 5.
Cùng ngày, sau khi kết thúc cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia Bỉ, Thủ tướng Sophie Wilmes đã quyết định ngừng triển khai giai đoạn 5 nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch, dự kiến thực hiện từ ngày 1/8. Thủ tướng Wilmes cho biết ngày 23/7, chính phủ sẽ đánh giá tình hình dịch bệnh để đưa ra quyết định có thực hiện giai đoạn nới lỏng nói trên hay không.
Trong khi đó, Ireland cũng buộc phải lùi thời điểm triển khai giai đoạn 4 của kế hoạch mở cửa lại hoạt động xã hội và kinh doanh đến ngày 10/8 do tỷ lệ người mắc Covid-19 tại nước này tăng cao trở lại.
Ngày 15/7, Thủ tướng Ireland Micheal Martin đã công bố quyết định trên, đồng thời cho biết ưu tiên của nước này là giảm tỷ lệ lây nhiễm. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ Ireland bổ sung 5 biện pháp mới, có hiệu lực ngay trong ngày 15/7, gồm bắt buộc đeo khẩu trang tại các cửa hàng và trung tâm thương mại; các quán rượu, câu lạc bộ tiếp tục đóng cửa đến ngày 10/8; hạn chế số người tới nhà thăm hỏi lẫn nhau dưới 10 người; không được phép tụ tập quá 50 người tại không gian kín và 200 người tại không gian mở; hạn chế tối đa các trường hợp ra nước ngoài không cần thiết.
Sau đây cùng chiêm ngưỡng bộ sưu tập những khoảnh khắc đặc sắc trên khắp thế giới tuần qua do hãng tin RIA tổng hợp:
Các người mẫu tại Bangkok Motor Show.
Ảnh hưởng của lũ lụt ở Trung Quốc.
Cư dân trong một ngôi nhà bị ngập lụt ở Sunamganj, Bangladesh.
Nhà dân bị hư hỏng do pháo kích ở biên giới Armenia-Azerbaijan.
Người đàn ông đi ngang qua một cửa hàng ở London.
Geisha làm việc trong một nhà hàng ở Tokyo.
Pháo hoa tại tháp Eiffel trong lễ kỷ niệm Ngày Bastille ở Pháp.
Bác sĩ ở New Delhi trong thời gian nghỉ ngơi.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ trong chuyến thăm của Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi tới Basra.
Tàu cứu hộ chữa cháy tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard tại căn cứ San Diego.
Những đứa trẻ chơi đùa dưới trời mưa ở Peshawar, Pakistan.
Một đứa trẻ chạy dưới đài phun nước ở Bắc Kinh.
Các cô gái với những chú chó trong một trại huấn luyện ở ngoại ô Moscow.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.