Những cách giải rượu làm hại người say

Việc cho người say dùng nước chanh hoặc đồ uống chua để giúp giải rượu nhanh hơn có thể khiến dạ dày bị tổn thương.

Theo TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều sai lầm khi tìm cách giải rượu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người say.

Sai lầm

Uống nước chanh: Hầu hết mọi người đều lầm tưởng uống nước chanh hoặc đồ uống chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn. Tuy nhiên, nước chanh chứa rất nhiều acid, cùng với lượng rượu đã uống có thể khiến dạ dày đang "trống rỗng" vì không ăn gì bị tổn thương.

Cố gây nôn cho người say cũng là sai lầm. Theo bác sĩ Nguyên, sau khi uống rượu, nếu bạn vẫn tỉnh táo, nói chuyện được bình thường có thể gây nôn. Tuy nhiên, trường hợp không còn tỉnh táo mà cố gây nôn sẽ rất nguy hiểm. Hành động này dễ gây sặc, chất nôn nhiều có thể bị tràn vào phổi, gây viêm phổi.

Cố săn lùng những loại thuốc giải độc rượu là việc làm vô ích. Không có một loại thuốc giải độc nào chống được say rượu chứng minh có tác dụng hiệu quả rõ ràng. Theo bác sĩ Nguyên, các loại thuốc giải rượu chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần bù lại một số chất vitamin, muối, đường chứ không thể làm thay đổi hẳn việc đang hôn mê, ức chế thần kinh do ngộ độc rượu, khi uống vào tỉnh trở lại là không có.

Cho uống thuốc chống nôn sẽ khiến chất độc giữ lại trong cơ thể, gan không thể lọc kịp, gây tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ gây xơ gan, ung thư gan, vì thế không nên thực hiện.

Uống thuốc giảm đau để khống chế cơn đau đầu, khó chịu sau những chầu nhậu là sai lầm. Các bác sĩ khuyên không nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic, paracetamol, aspirin… để làm giảm đau đầu khi say. Paracetamol, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa, làm tăng gấp đôi tác hại lên gan. Dùng quá liều paracetamol giảm đau đầu sau khi uống rượu bia có thể gây tổn thương và ngộ độc gan.

Nên cho người say rượu ăn uống ra sao?

Bác sĩ Nguyên khuyến cáo nếu người say vẫn nhận biết được thì nên cho ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Người uống rượu thường ít ăn, chỉ uống cho tới khi bị rơi vào tình trạng ngộ độc, rất dễ bị hạ đường huyết. Vì vậy, lựa chọn thức ăn có chứa tinh bột, đường là cách giúp đưa đường huyết của cơ thể về mức an toàn.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên kiểm tra phim chụp của bệnh nhân ngộ độc rượu methanol bị tổn thương não. Ảnh: Mai Thanh

 Vị chuyên gia này cho biết thực tế đã có những bệnh nhân sau khi uống say về ngủ luôn không ăn gì và bị hạ đường huyết. Sáng hôm sau, khi người nhà đánh thức, bệnh nhân đã tử vong.

Loại thực phẩm nên cho bệnh nhân say rượu dùng là thực phẩm có đường, tinh bột như gạo, ngô, khoai. Ngoài ra, có thể uống nước đường, sữa, nước canh, nước mật ong hoặc oresol. Một số thức ăn dễ tiêu giúp cho người say nhanh chóng giải rượu như cháo loãng, bún, phở…   

Ngoài khuyến cáo uống ít rượu bia, không nên uống nhiều loại rượu cùng một lúc, bác sĩ Nguyên khuyên khi thấy người có biểu hiện nặng, nguy hiểm sau uống rượu cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu:

- Bất tỉnh, gọi hỏi không biết

- Co giật

- Tê, yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo

- Thở khò khè, ứ đọng đờm rãi ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở. Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh

- Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh

- Đi vệ sinh ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường)

- Nhìn mờ, nhìn một vật thành hai

- Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng

- Mệt nhiều

Võ Thu

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Đang cập nhật dữ liệu !