Những biến chứng đáng sợ của viêm tai giữa

Theo các bác sĩ, nhiễm trùng từ tai giữa gây ra các biến chứng nội sọ như ăn mòn xương, khuyết xương, theo đường máu và huyết khối tĩnh mạch có thể gây viêm màng não.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc BV Đa khoa An Việt, tai có ba phần tai ngoài, tai giữa, tai trong. Viêm tai giữa là tình trạng cấp tính do vi khuẩn xâm nhập vào. 
 
Viêm tai giữa có thể gây viêm màng não, áp xe thùy thái dương, áp xe tiểu não nhiễm khuẩn huyết. Hiện nay, tỷ lệ biến chứng hiếm hơn vì kháng sinh sử dụng phổ biến hơn nhưng nếu điều trị không tốt vẫn có thể gây biến chứng.

Thậm chí, có trường hợp bệnh nhân bị viêm tai xương chủm, bác sĩ sẽ phẫu thuật triệt khoét rỗng đá chũm để ngăn ngừa các biến chứng méo miệng, mắt nhắm không kín (liệt dây thần kinh mặt), hoặc biến chứng nguy hiểm hơn là viêm màng não, áp xe não có tỉ lệ tử vong cao.
 
Các yếu tố gây ra viêm tai giữa là vi khuẩn. Đa phần trẻ bị viêm cơ quan hô hấp trên nên vi khuẩn ngược dòng lên gây viêm tai giữa. Trẻ thường hắt hơi, sổ mũi gây ứ đọng dịch mũi cũng làm gia tăng viêm tai giữa. Trẻ có ba mẹ hút thuốc lá cũng làm gia tăng tình trạng viêm tai giữa.
 
PGS An cho biết, bệnh viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ 1 đến 3 tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Trẻ có biểu hiện đau tai, chảy dịch ở tai. Ngoài ra, trẻ sốt cao, quấy khóc (bé không nói được), đau tai khiến bé khóc thét. Nếu bạn thấy tai chảy dịch có mùi hôi ở tai thì nên cho trẻ đến các bác sĩ để khám và điều trị.

Nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể gây viêm tai giữa mãn tính và thủng nhĩ. Nếu bị viêm tai giữa khó hồi phục hơn, phải vá nhĩ và ảnh hưởng tới thính lực của trẻ. Thậm chí, viêm tai giữa có thể gây viêm xương chũm, gây ra viêm màng não ở trẻ.

PGS An khám cho bệnh nhi viêm tai giữa.

Đặc biệt, với trẻ nhỏ sau khi bơi, tắm gội nước vào tai không vệ sinh đúng cách có thể vô tình đưa vi khuẩn vào ống tai ngoài và vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai giữa.
 
PGS An khuyến cáo, khi mắc các bệnh lý về tai, phụ huynh nên cho con đi khám tại các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng.
 
Vi khuẩn viêm tai giữa tuy không lây sang trẻ nhỏ nhưng viêm tai giữa có thể bắt nguồn từ chính các bệnh đường hô hấp. Bệnh viêm đường hô hấp có khả năng lây và nó là tác nhân thúc đẩy viêm tai giữa.
 
Viêm tai giữa dễ tái phát đa phần do phụ huynh khi trẻ chưa hết hẳn bệnh đã không dùng thuốc kháng sinh. Để hạn chế và phòng viêm tai giữa, cha mẹ chủ động vệ sinh tai cho trẻ. Tiêm phòng vắc xin cúm, phế cầu để giảm viêm hô hấp cho trẻ.  

Trẻ bị viêm tai giữa cần theo dõi tái khám theo hẹn của bác sĩ để đánh giá màng nhĩ cũng như kiểm tra chức năng nghe của bệnh nhân. Việc dùng thuốc không đúng cách, để nước bẩn vào tai, giữ vệ sinh tai kém cũng dẫn đến tái phát viêm tai giữa.
 
Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phẫu thuật viêm tai giữa đối với các trường hợp cụ thể. Khi điều trị viêm tai giữa bằng phương pháp nội khoa không làm giảm tình trạng nhiễm trùng hoặc người bệnh bị viêm tai giữa tái phát nhiều lần, hoặc tình trạng viêm tai giữa ứ dịch kéo dài nhất là ở trẻ em.

Trường hợp thủng màng nhĩ, bác sĩ sẽ mổ viêm tai giữa bằng phương pháp vá màng nhĩ đơn thuần đối với trường hợp viêm tai giữa mạn tính kèm theo thủng màng nhĩ và không có bệnh tích về xương.
 
Trong trường hợp viêm tai giữa kèm theo cholesteatoma và viêm xương chũm mạn tính hoặc xuất hiện các biến chứng như biến chứng nội sọ do tai, thủng màng nhĩ, tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng, bảo tồn thính lực.
 
 K.Chi 
 
 
 

Bỏ một thói quen làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bỏ hút thuốc làm giảm 30-40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, ngăn ngừa các biến chứng.

3 thực phẩm có thể giúp bạn thêm 10 năm tuổi thọ

Ăn thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và trái cây có thể tạo ra sự khác biệt lớn về tuổi thọ.

Loại quả nấu đủ món ngon, chữa nhiều căn bệnh

Đậu bắp xuất hiện khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy vậy, không phải ai cũng biết công dụng của loại thực phẩm này, nhất là với người bị bệnh đường ruột, xương khớp hoặc cao huyết áp.

So sánh tác dụng của trà đá và trà nóng

Hai loại trà đá và nóng đều tốt cho sức khỏe nhưng có một số khác biệt về hương vị, tác dụng giảm cân, bù nước.

Phân biệt giữa mẩn đỏ thông thường và ung thư da

Ung thư da thường dẫn tới các vết đổi màu trên da có xu hướng lớn dần, loét, chảy máu, đau khi chạm vào.

Loại rau thường có trong mâm cơm mỗi nhà nhưng không phải ai cũng nên ăn

Rau đay có rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng chữa bệnh, không kỵ với thực phẩm khác. Tuy nhiên, một số đối tượng nếu ăn quá nhiều rau đay sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường hợp ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn các loại hải sản ở rạn san hô như cá chình, cá hồng, cá mòi.

Kiểm tra dịch vụ xe cấp cứu tư nhân ở TP.HCM, phát hiện hàng loạt vi phạm

TP.HCM có 8 cơ sở tư nhân cung ứng dịch vụ vận chuyển cấp cứu được Sở Y tế cấp phép. Đợt kiểm tra toàn diện vừa qua cho thấy có đến 6 cơ sở vi phạm, bị đề nghị xử phạt hành chính.

Rau sống hay nấu chín bổ dưỡng hơn?

Ăn rau sống hay nấu chín nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng hơn tùy từng loại thực phẩm và cách chế biến.

Người đàn ông không biết bị đôi đũa đâm xuyên sọ não suốt 5 tháng

Dù bị đũa đâm xuyên từ mũi đến sọ não suốt 5 tháng nhưng người đàn ông không hề biết. Do đau đầu kéo dài, mất thị lực, dịch chảy nhiều ở mũi, họng, bệnh nhân mới đi khám.

Đang cập nhật dữ liệu !