Những bệnh rình rập trẻ mầm non đi học lại

Khi trẻ mầm non đi học trở lại sau thời gian dài nghỉ dịch Covid-19 sẽ đối mặt với nhiều bệnh lý khác như sốt siêu vi, thuỷ đậu, viêm mũi họng, tay chân miệng...

 
Cho con tới khám tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, chị Lê Lan Hương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết con chị đi học được gần 2 tuần thì bé ốm 2 lần và phải vào viện. Gần đây nhất là bé bị đau bụng kèm theo nôn ói. Khi cho bé vào khám, bác sĩ cho biết bé bị rối loạn tiêu hoá do thức ăn. 
 
Bé Nguyễn Trọng Luân (3 tuổi, Linh Đàm, Hà Nội) cũng vào viện khám vì dị ứng mề đay kèm theo chán ăn, mệt mỏi. Mẹ của bé cho biết con đi học mầm non trở lại thì tình trạng chán ăn xảy ra, hay ốm vặt nên bé đi học được 2, 3 hôm lại nghỉ học vì ốm. Khi siêu âm cho bé bác sĩ không thấy có bất thường gì, bác sĩ khuyến cáo bé bị thiếu vitamin D.
 
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc BV Đa khoa An Việt, với trẻ mầm non khi đi học sẽ kéo theo nhiều bệnh lý như viêm hô hấp, bệnh liên quan tới tiêu hoá, bệnh truyền nhiễm.
 
Đặc biệt là bệnh rối loạn tiêu hoá, trẻ bắt đầu đi học là có sự thay đổi môi trường sinh hoạt từ ở nhà sang ở trường, trẻ ăn uống tại lớp với giờ giấc và thực đơn có thể sai khác với ở nhà. Đó là một yếu tố khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
 
Biểu hiện thường thấy như: nôn ói nhiều lần, nổi phát ban trên người, bị viêm hạch, mắt đau nhức, sốt. Nguyên nhân gây bệnh là do bé nhiễm virus đường tiêu hóa, nhưng lại không có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Mặc dù bệnh có thể tự hết, nhưng giai đoạn sốt virus có thể lây lan nhanh, bùng phát thành dịch.
 
Ngoài ra, PGS An cho biết một số loại virus đường hô hấp, tiêu hóa, như virus thủy đậu, viêm não Nhật Bản, sởi, enterovirus,… thường tấn công gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ - đối tượng có miễn dịch non yếu, cơ thể chưa hoàn thiện, chưa có khả năng kháng bệnh.

Virus có thể gây sốt cao đột ngột đến 39 – 40 độ C hoặc cao hơn. Trong giai đoạn sốt, các bé rất mệt mỏi, mắt lờ đờ, ít đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, dễ xuất hiện các cơn co giật nguy hiểm. 

{keywords}
BS An khám cho bệnh nhi. 

 
Vào thời điểm giao mùa, các mầm bệnh virus biến đổi phát triển, trẻ dễ bị virus gây viêm hô hấp trên (viêm mũi họng), viêm phế quản xâm nhập qua lây nhiễm từ việc tiếp xúc dùng chung đồ chơi, đồ dùng, mặt phẳng không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là ở trường mẫu giáo.
 
Biểu hiện bé bị viêm phế quản gồm: sốt vừa hoặc cao, bỏ ăn, ho có đờm, chảy nước mũi trong, khó thở, đau thắt ngực xương ức.

Viêm họng có hai dạng:

Thể viêm họng cấp tính

Triệu chứng viêm họng cấp tính thường là khô họng, khát nước, đau rát họng, xuất hiện giả mạc ở họng và amidan, đau mỏi toàn thân. Ngoài ra, nếu hạch viêm còn gây sốt, nhức đầu, ớn lạnh,…

Viêm họng cấp tính ở trẻ nếu chăm sóc tốt sẽ cải thiện triệu chứng sau vài ngày và khỏi hoàn toàn sau khoảng 7 - 10 ngày. 

Viêm họng mạn tính

Trẻ có thể bị viêm họng mạn tính do điều trị và chăm sóc viêm họng cấp tính không tốt, khiến tổn thương kéo dài và nghiêm trọng. Niêm mạc họng cũng trở nên nhạy cảm hơn với tác nhân gây bệnh, dẫn tới tái phát viêm nhiễm nhiều lần.
 
Ngoài ra, bệnh viêm phổi cha mẹ cũng phải cảnh giác. Viêm phổi chính là nguyên nhân có tỷ lệ gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi cao nhất. Bệnh có các biểu hiện như bé khó thở, sốt cao, ho nặng nề, bỏ ăn, bỏ chơi.
 
Viêm phổi là bệnh có diễn biến rất nhanh, đặc biệt ở cơ địa trẻ nhỏ, trẻ có miễn dịch yếu, cần được tiếp cận xử trí, điều trị sớm.

Mặc dù có thể được điều trị bằng kháng sinh, nhưng với miễn dịch non yếu của các bé, trẻ cần đưa đến cơ sở y tế điều trị, theo dõi sát.

Đặc biệt, khi phát hiện bé có triệu chứng co giật, co rút lồng ngực, thở gấp, thì phải cho bé cấp cứu lập tức. 

Khánh Chi 

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Đang cập nhật dữ liệu !