Những bệnh nền nguy hiểm trong mùa dịch Covid-19

So với các làn sóng Covid-19 trước đây, làn sóng thứ tư này kéo dài hơn, số tỉnh có bệnh nhân nhiễm bệnh cũng nhiều hơn nên đã ảnh hưởng rất nhiều tới công tác khám chữa bệnh của người bị bệnh mãn tính.

 

Những bệnh nguy hiểm trong mùa dịch

TS Trần Chí Cường – Giám đốc BV Đa khoa quốc tế Cần Thơ cho biết thời gian vừa qua có rất nhiều ca cấp cứu đột quỵ đến bệnh viện quá muộn vì người bệnh lo sợ dịch Covid-19 không dám tới bệnh viện. Khi tới viện bác sĩ cũng không thể cứu được vì đã quá thời gian vàng.

Không chỉ nguy cơ biến chứng từ các bệnh lý nền sẵn có mà trong đại dịch những người mắc bệnh  không lây nhiễm cũng làm tăng nguy cơ tử vong của họ hơn. TS Cường đưa ra các ví dụ như các bệnh sau:  

Đái tháo đường - đây là bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng lên hệ thống miễn dịch của người bệnh khiến người bị tiểu đường có nguy cơ lây nhiễm cao, có nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong gấp 5, 10 lần so với người bình thường. Đường huyết cao thì nguy cơ tử vong càng cao. Đái tháo đường làm suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh và khi nhiễm virus thì sẽ nhanh chóng bị đánh gục hơn.

Bệnh lý tăng huyết áp - đây cũng là bệnh nền khá nguy hiểm trong dịch Covid-19. Nếu huyết áp không ổn định kèm theo nhiễm Covid-19 sẽ trở thành 'thảm hỏa' nhân đôi.

Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do hút thuốc lá nhiều năm cũng nguy hiểm trong đại dịch. Bởi vì, bệnh nhân có tổn thương phổi trước thì khi mắc Covid-19 sẽ gia tăng yếu tố tử vong. Bệnh nhân này có suy hô hấp thì thở máy cũng khó hơn vì bệnh nhân khó duy trì được hô hấp.

Bệnh lý về chuyển hóa như mỡ máu cao, thừa cân béo phì, hội chứng curshing do sử dụng giảm đau kéo dài… những hội chứng này làm cho đề kháng bệnh nhân kém nếu kèm theo nhiễm Covid-19 suy hô hấp sẽ càng tăng.

Tăng mỡ máu nguy cơ ít hơn nhưng cũng gia tăng biến chứng huyết khối trong lòng mạch khi mắc Covid-19 khiến bệnh nền khó kiểm soát hơn so với người không có bệnh lý đi kèm.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Hiện nay, TS Cường cũng cho biết có nhiều phân tích đối với bệnh lý nền như bệnh nhân trên nếu thêm bệnh suy gan, suy thận dù ít gặp hơn nhưng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng khi nhiễm Covid-19. Ví dụ người suy thận khi sử dụng thuốc điều trị có thể làm mức độ suy thận nặng hơn dẫn tới bệnh nhân cần lọc thận, ECMO… rất nhiều biến chứng liên quan tới điều trị. Bệnh nhân càng nhiều bệnh lý nền thì nguy cơ tử vong càng gia tăng so với người ít bệnh lý nền hoặc không có bệnh lý nền.

Lưu ý mùa dịch

Ngoài nguy cơ bệnh biến chứng khi mắc Covid-19, bác sĩ Cường lưu ý trong dịch Covid-19 những người bị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cần hết sức cẩn trọng vì nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra.

Hiện ngành y tế có nhiều giải pháp hạn chế rủi ro cho người bệnh, tránh di chuyển nhiều không cần thiết ví dụ cho thời gian đơn thuốc lên 3 tháng. Nhưng người bệnh có vấn đề gì cần quay lại khám bệnh ngay, có biến chuyển nặng không nên chờ hết đơn thuốc mới đến bệnh viện.

Người bệnh cần có kiến thức nền tảng để bảo vệ chính mình trong mùa dịch. Nếu bệnh nhân tăng huyết áp cần đo huyết áp tại nhà, khi uống thuốc huyết áp ổn định có thể duy trì đơn thuốc. Trường hợp huyết áp tăng kèm theo đau đầu, mệt mỏi, nôn ói thì cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế.

Còn bệnh nhân tiểu đường cũng cần học cách đo đường huyết tại nhà, đặc biệt khi điều trị tiểu đường đường huyết gia tăng, hoặc hạ đường huyết cần liên hệ ngay bệnh viện gần nhất để có điều chỉnh phù hợp.

Đối với việc khám chữa bệnh online, BS Cường cho biết việc khám tư vấn từ xa cũng giải quyết được 1 phần nhu cầu tư vấn của bệnh nhân tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp không thể chờ đợi khám chữa bệnh từ xa. Nhất là người có các bệnh lý nền trên thì luôn có vấn đề dẫn tới các bệnh cấp tính đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Vì vậy, người bệnh cần quan tâm quản lý tốt bệnh lý nền. Với người đang điều trị phòng đột quỵ cần kiểm soát tốt bệnh lý, hạn chế thuốc lá, rượu bia. Nếu cách ly tại nhà hút thuốc nhiều hơn, rượu bia nhiều hơn sẽ làm bệnh mãn tính tăng lên. Nếu nhức đầu đột ngột, nôn ói, nói đớ, yếu tay chân nên đến bệnh viện kịp thời không vì sợ Covid-19 quá mà mất đi cơ hội cứu chữa người bệnh.

Khánh chi

 

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Đang cập nhật dữ liệu !