Những ánh mắt gắng gượng sống tại Khoa chống đau Bệnh viện K

Khoa chống đau của Bệnh viện K Trung ương nằm ở cơ sở 2 của xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Với những bệnh nhân điều trị ở đây, khi vào đến khoa này coi như họ đã hết đường, đã là giai đoạn cuối.

Những ánh mắt gắng gượng sống tại Khoa chống đau Bệnh viện K - ảnh 1

Bệnh nhân xếp hàng chờ lấy thuốc giảm đau.

Ám ảnh ung thư giai đoạn cuối

Dẫn chúng tôi đi thăm khoa, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hương – Phó trưởng khoa Chống Đau, Bệnh viện K giới thiệu về những đặc thù của khoa. Khoa chống đau là nơi “tuyến cuối” của những bệnh nhân ung thư. Mỗi ngày khoa điều trị cho khoảng 100 bệnh nhân, có thời điểm lên đến 120 bệnh nhân. Nhưng trong đó không phải ai cũng là bệnh nhân giai đoạn cuối.

Nói đến ung thư giai đoạn cuối thì ai cũng biết là đau đớn như thế nào. Có lẽ ở các khoa khác trong bệnh viện K thì khoa chống đau bác sĩ là người bản lĩnh hơn cả vì họ chứng kiến bệnh nhân quằn quại trong đau đớn. Có những người còn phun cả máu vì ung thư giai đoạn cuối, khối u vỡ, máu mủ chảy lênh láng cả nền nhà.

Bệnh nhân Nguyễn Quang T. bị ung thư hạch cổ đang điều trị trong khoa kể, anh phát hiện thấy hạch ở cổ, lúc này hạch đã rất đau và hiện nay anh đang được bác sĩ chỉ định điều trị chống đau.

4h chiều hành lang khoa Chống đau như đông đúc hơn bởi những gương mặt nhăn nhó vì đau, những cái đầu trọc lốc. Đó là những bệnh nhân xếp hàng chờ lấy thuốc giảm đau. Với họ, được đứng xếp hàng thêm ngày nào là thêm niềm vui ngày ấy bởi lúc ấy cuộc sống vẫn tiếp tục. 

Bệnh nhân Thêm trú tại Quốc Oai, Hà Nội bị ung thư phổi đã di căn vào xương phải xạ trị để chống đau. Gương mặt nhăn nhó, khắc khổ bà Thêm như muốn trút bỏ tất cả. Đau quá, bà nói không nên tiếng, chỉ còn biết nhắm mắt lim dim và tay day day vào xương ngực để giảm đau. Nhiều người ở trong khoa chống đau chưa đau đớn như bà chỉ còn biết hỏi thăm, động viên để bà vượt qua nỗi đau.

Những ánh mắt gắng gượng sống tại Khoa chống đau Bệnh viện K - ảnh 2

Bệnh nhân điều trị tại khoa Chống đau.

Bị ung thư hắc tố đã di căn, bà Hoa trú tại Phú Thọ cũng đau đáu nỗi lo. Dù có bảo hiểm người nghèo nhưng nỗi lo của bà là sống không bằng chết. Bà nhìn những người bệnh nặng hơn gục ngã, tái nhợt vì đau, bà chỉ khóc. Có lẽ giống bà, nhiều người cũng khóc bởi họ tuyệt vọng khicăn bệnh ung thư đã di căn của mình.

Khi được chẩn đoán ung thư vú từ 5 năm trước, bà Hoàng trú tại Lào Cai bảo “tôi đã cắt một bên, sống khỏe được từ đó đến nay. Nhưng đợt này đau nhức xương đi kiểm tra có vết ố trên xương bác sĩ chẩn đoán ung thư tái phát và đã di căn. Tôi được giới thiệu vào khoa. Nhìn những người bên cạnh tôi cũng chỉ còn biết thở dài”.

Một người đàn ông ngoài 60 tuổi. Ông bị ung thư phổi nhưng bỏ bệnh viện về điều trị thuốc nam. Khi ông quay lại đây đã bị di căn và rất đau đớn. Nhìn ông run bần bật, thi thoảng ông nghiêng mặt sang bên như lấy thêm không khí để thở, mắt lúc nhắm nghiền, lúc long lên như muốn cố chút gắng gỏi cuối cùng. Con trai của ông nhìn cha chỉ còn biết vuốt tóc cho ông bởi anh cũng không biết làm gì giúp cha mình cả. Các bác sĩ đã tiêm và kê thuốc giảm đau cho ông hàng ngày.

Chỉ vào những bệnh nhân này, bác sĩ Hương cho biết, hầu hết khi họ đến viện đều là những người muốn được sống, họ coi khoa Chống đau là nơi bấu víu cho mình. Vì thế, các bác sĩ, y tá ở đây đều cố gắng chăm sóc các bệnh nhân để khi họ qua đời, bớt đau đớn. Có lẽ đó là điều nhân đạo nhất đối với các bác sĩ chuyên ngành giảm nhẹ đau cho bệnh nhân ung thư.

Ung thư di căn vẫn có thể sống lâu

Bác sĩ Hương cho biết những năm gần đây, chống đau cho bệnh nhân ung thư không chỉ là cho bệnh nhân giảm đau ở giai đoạn cuối mà điều trị giảm nhẹ đau đớn cho bệnh nhân ngay từ khi bệnh nhân mới nhập viện, chống đau cho bệnh nhân ngay cả khi vừa phẫu thuật xong.

Tâm lý vào khoa chống đau là chết hầu như ám ảnh tất cả các bệnh nhân ở đây. Còn bác sĩ Hương cho biết điều đó không hẳn đúng vì có nhiều bệnh nhân bị ung thư giai đoạn muộn họ điều trị hợp thuốc vẫn có thể sống thêm được trên 5 năm. 

Ngoài ra, khoa chống đau ám ảnh mọi người bởi lẽ hiện nay 70% số bệnh nhân bị ung thư khi đi đến bệnh viện được chẩn đoán đã ở giai đoạn muộn. Trong số này lại có đến 2/3 số bệnh nhân đã có biểu hiện đau mới đi khám và họ cần có sự hỗ trợ của y tế. Vì thế, các bác sĩ thường chuyển hết vào khoa chống đau để điều trị giảm đau và họ cứ nghĩ là khoa chống đau là “tuyến cuối” của điều trị bệnh là như thế.

Bệnh nhân bác sĩ Hương nhớ nhất là một ông cụ đã bị ung thư di căn từ năm 2007 nhưng ông vẫn sống khỏe và 6 tháng lại đi kiểm tra một lần. Đến cuối năm 2014, ông bị tái phát di căn. Nhưng ông vô tư và bĩnh tĩnh đón nhận nên vẫn kéo dài được sự sống. Từ chỗ đau đớn đến nay ông có thể tự chủ được, không cần dùng moocphin để giảm đau. 

Bác sĩ Hương cho biết quan trọng nhất trong điều trị ung thư đó là tâm lý bởi họ sống lạc quan họ sẽ chiến thắng, còn nghĩ là vào viện là sẽ chết thì bác sĩ cũng chỉ giúp họ giảm đau được một phần.

Hương Linh

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Đang cập nhật dữ liệu !