Nhóm ISIS-K đánh bom khiến 31 lính Mỹ thương vong ở Kabul nguy hiểm như thế nào?

Mỹ tuyên bố chính nhóm ISIS-K là thủ phạm gây ra 2 vụ tấn công khủng bố, khiến ít nhất 13 binh sĩ Mỹ thiệt mạng, 18 người bị thương ở thủ đô Kabul của Afghanistan.

Ít nhất 13 lính Mỹ đã thiệt mạng trong 2 vụ đánh bom tự sát của lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ngay tại cổng Abbey của sân bay Kabul và khách sạn Baron nằm gần đó vào chiều tối ngày 26/8.

Phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) xác nhận, thêm 18 lính Mỹ cũng đã bị thương sau các vụ tấn công. Đây được xem là ngày chết chóc nhất của quân đội Mỹ ở Afghanistan kể từ năm 2001, thời điểm 13 lính Mỹ thiệt mạng sau khi Taliban bắn rơi chiếc trực thăng vận tải Chinook ở phía tây nam thủ đô Kabul.

{keywords}
Người dân Afghanistan bị thương sau 2 vụ tấn công khủng bố ở thủ đô Kabul. (Ảnh: Reuters)

Chỉ huy CENTCOM là Tướng Frank McKenzie cho hay, một vụ nổ súng đã xuất hiện sau các vụ đánh bom. Cũng theo Tướng McKenzie, 2 vụ đánh bom của IS không thể ngăn chặn Mỹ tiếp tục tiến hành chiến dịch sơ tán người khỏi Afghanistan. Theo kế hoạch, chiến dịch sơ tán sẽ kết thúc đúng ngày Mỹ hoàn thành rút toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan vào ngày 31/8.

Tướng McKenzie nhấn mạnh thêm, IS có khả năng sẽ tiếp tục thực hiện các vụ tấn công. Và trọng tâm hiện thời của Mỹ là ngăn các cuộc tấn công tương tự tái diễn.

Ngoài 31 binh sĩ Mỹ thương vong, 2 cuộc tấn công của IS còn cướp đi sinh mạng của rất nhiều người dân Afghanistan, theo tuyên bố từ Lầu Năm Góc.

Các quan chức y tế địa phương ở Afghanistan cho biết, có gần 60 người dân Afghanistan đã thiệt mạng và 140 người khác bị thương sau vụ tấn công của IS.

Nhiều nước đồng minh của Mỹ như Đan Mạch và Canada đã quyết định dừng hoạt động sơ tán người dân khỏi Afghanistan trước thời điểm xảy ra 2 vụ tấn công vào chiều tối ngày 26/8 do nhận được thông tin tình báo về khả năng xảy ra tấn công khủng bố ở sân bay Kabul. Ba Lan và Hà Lan dừng sơ tán sau khi xảy ra tấn công khủng bố ở sân bay Kabul. Italy đã dừng nhiệm vụ sơ tán vào đêm ngày 26/8. Pháp thông báo ngày hôm nay (27/8) là ngày cuối cùng các chuyến bay của nước này đưa người dân rời khỏi Afghanistan. Tuy nhiên, Mỹ và Anh khẳng định vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay đưa hàng ngàn người rời khỏi Afghanistan.

Sau khi gửi lời chia buồn tới gia đình các binh sĩ Mỹ không may thiệt mạng ở Afghanistan, Tổng thống Joe Biden đã ra tuyên bố thề sẽ trả thù IS và Mỹ sẽ không dừng sứ mệnh sơ tán, đồng thời cảnh báo các vụ tấn công ở sân bay Kabul dường như sẽ còn xảy ra.

Chính IS cũng đã ra tuyên bố nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công vào sân bay Kabul và khách sạn Baron.

“Đối với những người thực hiện cuộc tấn công, Chúng tôi sẽ không tha thứ. Chúng tôi sẽ không quên. Chúng tôi sẽ truy lùng và bắt chúng phải trả giá", Tổng thống Biden phát biểu tại Nhà Trắng vào ngày 26/8.

Ông Biden cho biết đã ra lệnh cho chỉ huy quân đội nhắm vào ISIS-K, chi nhánh của tổ chức khủng bố IS tại Afghanistan.

“Tôi đã yêu cầu các chỉ huy đưa ra phương án hoạt động để tấn công vào tài sản, chỉ huy và cơ sở của ISIS-K. Lực lượng của chúng tôi sẽ đáp trả theo thời gian, địa điểm mà chúng tôi lựa chọn", ông Biden nói thêm.

Tổng thống Biden cũng phủ nhận chuyện Taliban liên quan tới các vụ tấn công gây thương vong lớn cho binh sĩ Mỹ và dân thường Afghanistan.

ISIS-K nguy hiểm như thế nào?

Trước khi xảy ra 2 vụ đánh bom vào chiều tối ngày 26/8, Mỹ và Anh đã lên tiếng cảnh báo ISIS-K đang có kế hoạch tấn công nhằm vào những người đi sơ tán đang tập trung đông đúc ở sân bay Kabul.

Xuất phát từ cái tên, ISIS-K chính là chi nhánh của tổ chức khủng bố IS và lực lượng này hoạt động chủ yếu ở tỉnh Khorasan, phía đông Afghanistan.

Vào thời điểm IS nhanh chóng giành quyền kiểm soát nhiều phần lãnh thổ của Iraq và Syria vào năm 2015, IS xem ISIS-K là thanh gươm báu hỗ trợ lực lượng khủng bố chiếm nhiều vùng đất ở Nam và Trung Á trong tương lai.

Chỉ huy đầu tiên của ISIS-K là một công dân Pakistan có tên Hafiz Saeed Khan. Người đứng sau Khan là cựu thành viên Taliban Abdul Rauf Aliza.

Tuy nhiên, cả Aliza và Khan đã bị Mỹ tiêu diệt trong các vụ không kích ở Afghanistan lần lượt vào năm 2015 và 2016. Hiện tại, chỉ huy của ISIS-K là Shahab al-Muhajir.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, ISIS-K đã thực hiện gần 100 vụ tấn công nhằm vào dân thường ở Afghanistan và Pakistan trong năm 2017 và 2018, cũng như từng đụng độ với các lực lượng an ninh Mỹ, Afghanistan và Pakistan gần 250 vụ.

Vào năm 2020, ISIS-K nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công vào tòa nhà Đại học Kabul, cũng như phóng rocket vào Phủ Tổng thống và Sân bay Quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô của Afghanistan. Hồi tháng Một, các quan chức an ninh Afghanistan thông báo họ đã bắt giữ được vài thành viên của ISIS-K, những kẻ có ý định ám sát ông Ross Wilson, một quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở Kabul.

Bản báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố hồi tháng Sáu cho thấy, sau khi bị mất quyền kiểm soát một vài khu vực trong những năm gần đây, ISIS-K hiện còn khoảng 1.500 – 2.000 thành viên và chia thành các nhóm nhỏ để hoạt động. ISIS-K vẫn duy trì liên lạc với IS.

Taliban, lực lượng phiến quân chiếm quyền kiểm soát thủ đô Kabul vào ngày 15/8, cũng từng nhiều lần đụng độ với ISIS-K trong quá khứ. Một số thông tin cho hay, ngay sau khi Taliban giành được Kabul, lực lượng này đã cho tử hình tù nhân Abu Omar Khorasani, cựu tướng chỉ huy IS ở khu vực Nam Á.

Chính phủ các nước phương Tây hiện lo ngại ISIS-K sẽ nhân cơ hội để trỗi dậy, giữa lúc Taliban đang tập trung thiết lập bộ máy cai trị, còn quân đội Mỹ nhanh chóng rút quân khỏi Afghanistan theo hạn chót 31/8.

Taliban bắn súng, mạnh tay chặn người dân Afghanistan bên ngoài sân bay Kabul

Taliban bắn súng, mạnh tay chặn người dân Afghanistan bên ngoài sân bay Kabul

Taliban liên tiếp bắn chỉ thiên và chặn người dân Afghanistan tới sân bay Kabul, sau tuyên bố chỉ cho phép người nước ngoài sử dụng cơ sở này tới ngày 31/8. 

Minh Thu (lược dịch)

Hành khách cố mở cửa thoát hiểm máy bay giữa trời, bị bắt ngay khi hạ cánh

ẤN ĐỘ - Tờ The Times of India đưa tin, một người đàn ông 29 tuổi đã bị bắt sau khi cố gắng mở cửa thoát hiểm máy bay giữa không trung.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Thủ tướng Israel phẫu thuật tim

Lúc 1h sáng nay (23/7), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo trên Twitter rằng ông sẽ trải qua một ca phẫu thuật tim trong đêm để lắp máy điều hòa nhịp tim.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Trực thăng lao xuống hồ ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Cả phi công và 3 hành khách trên chiếc trực thăng lao xuống một hồ nước nông ở vùng North Slope thuộc bang Alaska, Mỹ được xác định đã tử vong.

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !