Nhiều người sợ tiêm mũi 3 tác dụng phụ nặng hơn: Bác sĩ nói gì?

Hiện nay các quốc gia đều khuyến cáo tiêm mũi vắc xin tăng cường để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn trước đại dịch Covid-19 với biến chủng Omiron lây nhiễm gấp 5 lần.

Tác dụng phụ nặng hơn?
 
Các địa phương đang triển khai tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19 để tăng cường phòng chống lại biến chủng Omicron. Tuy nhiên, nhiều người e dè sợ tiêm mũi 3 vì “nghe nói” tác dụng phụ nặng.

Theo Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM những phản ứng sau tiêm vắc xin khác nhau ở từng người và sau những mũi tiêm vắc xin thì phản ứng sau tiêm cũng có thể thay đổi.
 
BS Minh cho biết người tiêm thường có các triệu chứng mệt mỏi, ăn không miệng, đau nhức cơ-khớp sau tiêm vắc xin Covid-19. Nhưng nhiều người e dè do tâm lý chúng ta sẽ lo lắng, hoang mang hơn khi nghe những người thân xung quanh bàn luận về việc tiêm mũi 3 với những phản ứng sau tiêm nặng nề, mệt mỏi hơn so với những liều đầu, vì vậy bản thân người được tiêm chủng cũng chú ý nhiều hơn các triệu chứng của mình, nhạy cảm hơn và có thể sẽ cảm nhận mức độ nghiêm trọng hơn về phản ứng sau tiêm.

Cho đến hiện nay các ghi nhận phản ứng thông thường sau tiêm lần ba tương đương với những liều tiêm cơ bản, và thường sẽ hết trong 2-3 ngày. Những phản ứng nghiêm trọng (như phản ứng phản vệ, viêm cơ tiêm, viêm màng ngoài tim, huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu...) cũng có ghi nhận, tuy nhiên rất hiếm gặp.

Ngoài ra, bác sĩ Hiền Minh cũng lưu ý, người được tiêm chủng vẫn nên theo dõi sức khoẻ của mình sau tiêm vắc xin Covid-19 mũi ba: 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi sức khoẻ ít nhất 7 ngày sau đó. 

Vì sao phải tiêm mũi 3?

Việc tiêm mũi 3 vô cùng quan trọng để giúp chúng ta bảo vệ tốt hơn trước biến chủng Omicron. BS Hiền Minh cho biết thêm, theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tính đến hết ngày 21/12/2021, biến chủng Omicron với khả năng lây nhiễm cực mạnh đã được phát hiện ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, và càng lúc càng chiếm đa số các ca nhiễm.

Ví dụ rõ ràng nhất tại nước Mỹ với 73% số ca nhiễm mới hiện nay là do biến chủng Omicron (so với đầu tháng 12 chỉ chiểm tỉ lệ khoảng 1%). 

Tốc độ lây lan và vô số các dạng đột biến được xác định vào cuối tháng 11 năm 2021 ở Nam Phi cho thấy dường như Omicron đã xuyên thủng hàng rào miễn dịch tạo ra bởi vắc xin (bằng chứng chứng minh khả năng né tránh miễn dịch của Omicron) dễ dàng hơn nhiều so với các biến chủng trước đó. Bất kể loại vắc xin nào được tiêm, các nghiên cứu đánh giá hai liều vắc xin không đủ để chống lại một cách hiệu quả biến chủng Omicron.

Mặc dù các vắc xin vẫn có hiệu quả tốt phòng bệnh Covid-19 nghiêm trọng, nhưng các dữ liệu gần đây của CDC Hoa Kì cho thấy mức độ hiệu quả của việc phòng ngừa lây nhiễm virus hoặc bệnh nghiêm trọng yếu đi theo thời gian, đặc biệt là ở người từ 65 tuổi trở lên và nhóm người suy giảm miễn dịch.

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

Với Moderna, các chuyên gia phát hiện rằng các ca mắc ở những người tiêm ngừa đầy đủ 5 tháng trước đã tăng khoảng 36% trong tổng số ca nhiễm được ghi nhận. Trong khi đó, vắc xin Pfizer giảm hiệu quả ngăn ngừa ca bệnh có triệu chứng từ 96% xuống còn 83,7% sau bốn tháng. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy hai mũi vắc xin Pfizer/BioNTech đạt hiệu quả 88% sau 1 tháng, nhưng đến 5 hoặc 6 tháng sau chỉ còn 74%. Trong khi đó, vắc xin AstraZeneca giảm hiệu quả từ 77% xuống 67%. 
 
Bác sĩ Hiền Minh cũng đưa ra dẫn chứng về một nghiên cứu gần đây tại nước Anh thậm chí còn ghi nhận rằng mức độ bảo vệ sau hai liều không vượt quá 20%. Công ty BioNTech, đối tác của Pfizer đã xác nhận rằng dữ liệu sơ bộ cho thấy hiệu quả bảo vệ của vắc xin trước biến chủng Omicron là khoảng từ 20% đến 40% sau liều thứ hai.

Một nghiên cứu khác tại Nam Phi đã đánh giá hiệu quả của hai liều vắc xin Pfizer-BioNTech chỉ ở mức 33% ngăn chặn ca bệnh Covid-19 nhẹ do biến chủng Omicron (trong khi đó là 80% đối với biến chủng Delta) và hiệu quả mức 70% đối với nguy cơ phải nhập viện (so với hiệu quả 93% đối với biến chủng Delta).

Một nghiên cứu ở Pháp phân tích máu của những người đã tiêm hai liều vắc xiin Pfizer hoặc AstraZeneca đã kết luận: 5 tháng sau khi tiêm vắc xin, kháng thể có trong máu không còn khả năng vô hiệu hóa biến chủng Omicron. 
 
Vì vậy liều thứ ba là giải pháp hiệu quả duy nhất để chống lại tình trạng nhiễm virus SARS-CoV-2  cũng như các dạng bệnh nặng do biến chủng Omicron gây ra, các liều vắc xin tăng cường của Pfizer và Moderna (công nghệ mRNA) được đánh giá là bảo vệ tốt nhất chống lại Omicron.

Liều thứ ba của vắc xin Pfizer/BioNTech giúp tăng cường khả năng bảo vệ và tăng đáp ứng miễn dịch chống lại các dạng bệnh nhẹ của biến chủng Omicron, với hiệu quả ước tính là 70% đối với những người đã tiêm liều cơ bản là vắc xin AstraZeneca và khoảng 75% với những người đã tiêm liều cơ bản là vắc xin Pfizer.
 
Mặc dù các công ty sản xuất vắc xin đang tập trung nghiên cứu để nhanh chóng có vắc xin Covid-19 để chống lại biến chủng Omicron (Pfizer thông báo là khoảng tháng 3.2022), tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng "Tuyệt đối không nên chờ đợi một loại vắc xin đặc hiệu cho biến chủng Omicron mà phải tiêm ngay liều vắc xin tăng cường”. 

Các đánh giá sơ bộ tại nước Anh và áp dụng dự đoán mô hình hiệu quả vắc xin liều tăng cường cho thấy khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng do Omicron có thể đạt khoảng 80 đến 85,9%, so với khoảng 97% đối với Delta - một biến thể khác hiện đang thống trị ở Anh. 

Nghiên cứu khác ở Isarel trên những người trên 60 tuổi được tiêm đầy đủ cho thấy những ai đã được tiêm nhắc lại mũi thứ ba 5 tháng sau mũi thứ hai có miễn dịch mạnh hơn nhiều - khả năng mắc Covid-19 thấp hơn 11 lần và ít có khả năng bệnh nặng hơn 19 lần so với những ai chưa chích mũi ba.

Khánh Chi 

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Đang cập nhật dữ liệu !