Nhiều người Mỹ đặt câu hỏi về chính sách đối ngoại của ông Biden

Theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew, người Mỹ đang chia rẽ về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức đưa tin, điều này có thể là do sự chia rẽ chung trong xã hội Mỹ. Một mặt, ông Biden được nhiều công dân Mỹ tin tưởng hơn đáng kể so với ông Trump bốn năm trước, mặt khác, nhiều người Mỹ không có sự hưng phấn như khi cựu Tổng thống Barack Obama nhậm chức.

Vào tuần đầu tiên của tháng Hai, Trung tâm Nghiên cứu Pew đã khảo sát 2.596 người Mỹ để xác định kỳ vọng của họ đối với tổng thống mới. Kết quả cho thấy một bức tranh hỗn hợp.

{keywords}
Nhiều người Mỹ đặt câu hỏi về khả năng chính sách đối ngoại của ông Biden. (Ảnh: Reuters)

Một mặt, Tổng thống Biden được nhiều người Mỹ tin tưởng hơn đáng kể so với thời ông Trump bốn năm trước. Theo đó, 60% trong số những người được hỏi tin rằng tổng thống mới sẽ có cách tiếp cận đầy trách nhiệm đối với chính sách đối ngoại. Đối với chính quyền ông Trump, con số này là 46%. Mặt khác, rõ ràng là tân tổng thống đã không gặp phải làn sóng "hưng phấn", như trường hợp của ông Obama, người thay thế George W. Bush vào năm 2009, khi có gần ba phần tư người Mỹ tin tưởng ông Obama.

Đồng thời, kết quả thăm dò cũng cho thấy người Mỹ đang chia rẽ về chính sách đối ngoại của tân tổng thống. Ông Biden được 88% thành viên đảng Dân chủ và những người ủng hộ đánh giá cao về mặt này. Đối với đảng viên Cộng hòa, con số này chỉ là 27%. Rõ ràng, những kết quả này gắn liền với sự chia rẽ chung trong xã hội Mỹ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, so với thời điểm ông Trump nhậm chức, sự khác biệt không quá lớn. Sau đó, chỉ có 16% thành viên đảng Dân chủ tin tưởng vào tiềm năng chính sách đối ngoại của ông Trump.

Trong khi đó, hai phần ba người Mỹ tin rằng ông Biden có thể hàn gắn quan hệ với các đồng minh của Mỹ. Khoảng 6 trong số 10 người được hỏi cũng tự tin rằng tân Tổng thống Mỹ có thể chống khủng bố hiệu quả, tích cực theo đuổi chính sách khí hậu, đưa ra quyết định sáng suốt về việc sử dụng quân đội và liên quan đến thương mại quốc tế. Người Mỹ ít tin tưởng nhất đối với chính sách của ông Biden đối với Trung Quốc, chỉ 53% số người được hỏi tin rằng các hành động của tân Tổng thống đối với Trung Quốc sẽ có hiệu quả.

Ngoài ra, các thành viên lưỡng đảng nhất trí về vai trò của Mỹ trên thế giới, với 78% người được hỏi tin rằng Mỹ nên đóng vai trò là nhà lãnh đạo, và vai trò này nên được chia sẻ với các nước khác. Trong khi, 10% muốn Mỹ lãnh đạo đơn phương, 10% khác không muốn Mỹ đóng vai trò chủ đạo. Đáng chú ý, các con số hầu như không thay đổi kể từ năm 1993.

Tuy nhiên, một nửa số người được hỏi cho rằng Mỹ nên chú ý đến các vấn đề bên trong hơn là các vấn đề bên ngoài. Hai phần ba thành viên đảng Cộng hòa chia sẻ quan điểm này, trong khi ở phe Dân chủ có tỷ lệ cao không kém ủng hộ sự tham gia tích cực hơn của Mỹ vào chính trường thế giới.

Theo Frankfurter Allgemeine Zeitung, mong muốn tập trung vào chính trị trong nước gắn liền với những thách thức mà hầu hết người Mỹ phải đối mặt. Ba phần tư số người được hỏi xác định rằng bảo vệ công việc là ưu tiên hàng đầu. 71% người Mỹ coi việc ngăn chặn đại dịch Covid-19 và chống khủng bố là những nhiệm vụ quan trọng. Chỉ 44% người Mỹ coi việc chống lại biến đổi khí hậu là ưu tiên chính.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 19/2 đã xuất hiện lần đầu tiên trước các diễn đàn đa phương, gồm Hội nghị nhóm G7 và Hội nghị an ninh Munich trên cương vị chủ nhân Nhà Trắng, trong đó ông đã gửi đi thông điệp đối ngoại xuyên suốt về việc “nước Mỹ đã trở lại”, đồng thời đề cao giá trị của các cơ chế đa phương.

Đầu tiên, ông Biden đã nhắc lại việc chính quyền của ông đã chính thức trở lại với thỏa thuận khí hậu Paris. Mỹ cũng truyền đi thông điệp sẵn sàng tái tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân đa phương với Iran, vốn được các đồng minh châu Âu của Mỹ mong đợi suốt hai năm qua. Cả hai bước đi này đều đối nghịch với cách tiếp cận các vấn đề quốc tế của ông Trump.

Mỹ cũng quay lại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và ông Biden nói tại Hội nghị G7 rằng Mỹ sẽ sớm chuyển tiền cho tổ chức này để thúc đẩy cuộc chiến chống Covid-19 trên toàn cầu. Ông Biden đã công bố 4 tỉ USD hỗ trợ mới cho chương trình cung cấp vắc-xin toàn cầu Covax do WHO chủ trì, đưa Mỹ trở thành quốc gia chi nhiều tiền nhất cho nỗ lực phân phối vắc-xin đến mọi nơi trên trái đất.

Các nhà ngoại giao Nga rời Triều Tiên theo cách không thể ngờ

Các nhà ngoại giao Nga rời Triều Tiên theo cách không thể ngờ

Mới đây, hôm 25/2, Bộ Ngoại giao Nga cho biết các nhà ngoại giao nước này đã rời Triều Tiên trên một “toa tàu tạm”.

Thanh Bình (lược dịch)

Hé lộ UAV Ukraine được mệnh danh ‘cơn ác mộng’ của quân đội Nga

Máy bay không người lái (UAV) ném bom Vampire của Ukraine đang được xem là ‘cơn ác mộng’ đối với quân đội Nga trong các cuộc đột kích ban đêm.

Video quân đội Ukraine tập kích kho chứa mìn của Nga

Quân đội Ukraine đã bắn nổ một kho chứa mìn chống tăng của Nga tại tiền tuyến miền nam.

Rộ tin Nga chuyển hệ thống phòng không S-400 từ Kaliningrad tới Ukraine

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga có thể đã di chuyển một số hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ vùng Kaliningrad tới Ukraine.

Những cuộc đoàn tụ đầy xúc động sau khi Israel và Hamas trao đổi con tin

Các đợt trao đổi tù nhân và con tin giữa Israel-Hamas đã giúp hàng chục người được trở về với gia đình, tạo ra những cuộc đoàn tụ vô cùng xúc động.

Tướng Ukraine hé lộ khả năng Nga mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt

Tướng quân đội Ukraine cho hay, Nga có thể mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt ra ngoài khu vực miền đông và nam Ukraine thêm lần nữa.

Israel tuyên bố hạ chỉ huy hải quân Hamas, xác nhận thả 39 tù nhân Palestine

Israel sáng nay (24/11) tuyên bố hạ Amar Abu Jalalah, chỉ huy lực lượng hải quân Hamas, trong đợt không kích ở thành phố Khan Younis thuộc miền nam Dải Gaza.

Hamas trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan

Hamas cho biết sẽ trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan mà nhóm này đang giam giữ ở Gaza, sau khi Iran làm trung gian cho chính phủ Thái Lan và và nhóm quân này.

Nga tuyên bố bán 99% sản lượng dầu cao hơn giá trần phương Tây

Nga đã bán thành công gần như toàn bộ sản lượng dầu của đất nước với giá cao hơn mức trần 60 USD/thùng do phương Tây áp đặt.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời gian kết thúc xung đột

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết, cuộc xung đột giữa nước này với Phong trào Hồi giáo Hamas sẽ kéo dài ít nhất thêm 2 tháng nữa.

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas có khả thi?

Rất nhiều người tại Israel, Palestine, Trung Đông và trên khắp thế giới đã cảm thấy nhẹ nhõm khi cuối cùng cũng có một lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas.

Đang cập nhật dữ liệu !