Nhiều người Ấn Độ bị tiêm lẫn 2 loại vắc-xin Covid-19

Nhiều người dân trong một ngôi làng ở Ấn Độ cho biết họ đã được tiêm lẫn 2 loại vắc-xin Covid-19 khác nhau trong 2 mũi tiêm. 

Tranh cãi xuất hiện sau khi ít nhất 20 người dân làng ở bang Uttar Pradesh của Ấn Độ được tiêm 2 liều vắc-xin Covid-19 của 2 hãng khác nhau. Thông tin này khiến nhiều người tỏ ra vô cùng hoang mang.

Theo đó, những người dân ở ngôi làng thuộc quận Siddharthnagar của bang Uttar Pradesh nằm gần với biên giới Nepal đã được tiêm vắc-xin Covid-19 Covishield vào tháng Tư và vắc-xin Covid-19 Covaxin trong tháng Năm.

{keywords}
Nhiều người ở một ngôi làng của Ấn Độ bị tiêm lẫn 2 loại vắc-xin Covid-19. (Ảnh: Reuters)

Một người dân làng cho biết, chính quyền địa phương đã không kiểm tra trước về việc người dân tiêm 2 liều vắc-xin Covid-19 của 2 hãng khác nhau. Sau đó, quan chức giám sát y tế địa phương đã tiến hành điều tra về vụ việc và lấy thông tin của các nhân viên y tế ở địa bàn.

“Đây là một sai sót vì chính phủ Ấn Độ không ban hành bất cứ hướng dẫn nào về việc tiêm lẫn vắc-xin”, người giám sát y tế ở địa phương cho hay.

Trong khi đó, chính quyền quận Siddharthnagar cũng đã tạm đình chỉ công tác đối với y tá phụ trách tiêm phòng cho người dân ở khu vực. Ngoài ra, một bác sĩ tại trung tâm y tế địa phương cũng đang bị điều tra. 

Lãnh đạo đảng đối lập Akhilesh Yadav cho hay, vụ việc đã chứng minh sự lơ là trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của chính quyền Thủ tướng Narendra Modi.

Dù là nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới, nhưng Ấn Độ vẫn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu vắc-xin Covid-19 để tiêm cho người dân. Với dân số hơn 1,3 tỷ người, Ấn Độ mới chỉ tiêm được hơn 200 triệu liều.

Đáng nói, bang Uttar Pradesh là một trong những bang có tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin Covid-19 cho người dân ở mức thấp nhất tại Ấn Độ khi mới chỉ có 17 triệu liều mới được tiêm.

Ấn Độ hiện sử dụng 3 loại vắc-xin. Trong đó, vắc-xin Covishield và Covaxin được 2 hãng là Viện Serum và công ty Bharat Biotech sản xuất ngay tại Ấn Độ. Ngoài vắc-xin Covishield và Covaxin, Ấn Độ gần đây đã tiếp nhận 210.000 liều vắc-xin Sputnik V của Nga. Trong tháng Sáu, Ấn Độ sẽ triển khai tiêm vắc-xin Sputnik V cho người dân.

Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ cũng đã hứa sản xuất ít nhất 2 tỷ liều vắc-xin trong giai đoạn từ tháng 8 – 12 năm nay để phục vụ chiến dịch tiêm phòng toàn dân.

Làn sóng Covid-19 thứ hai xuất hiện khiến hệ thống y tế ở Ấn Độ hoàn toàn bị sụp đổ do thiếu thuốc men, bình oxy và giường bệnh để tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân. Tình trạng thiếu vắc-xin Covid-19 cũng đã khiến một số bang ở Ấn Độ buộc phải dừng chương trình tiêm chủng.

Vào ngày 27/5, Ấn Độ vẫn ghi nhận có thêm 211.298 ca mới mắc Covid-19 và thêm 3.847 người tử vong vì dịch bệnh. 

Giữa lúc thiếu nguồn cung vắc-xin, một số nước trên thế giới đang cân nhắc tiêm 2 liều vác-xin Covid-19 của 2 hãng khác nhau cho người dân, đồng thời thử nghiệm khả năng hiệu quả của việc tiêm lẫn vắc-xin này.

Một nghiên cứu ở Tây Ban Nha cho biết, việc sử dụng vắc-xin Covid-19 của hãng Pfizer, Mỹ cho mũi đầu tiên và vắc-xin Covishield cho mũi thứ hai đã tạo ra “phản ứng miễn dịch mạnh” chống lại virus corona.

Song các chuyên gia nhận định, việc tiêm lẫn 2 loại vắc-xin Covid-19 có nguy cơ làm tăng các phản ứng phụ sau tiêm như mệt mỏi và đau đầu.

Nhóm người từ chối tiêm vắc-xin Covid-19 vây đánh các nhân viên y tế Ấn Độ

Nhóm người từ chối tiêm vắc-xin Covid-19 vây đánh các nhân viên y tế Ấn Độ

Từ chối tiêm vắc-xin Covid-19, nhóm người ở một ngôi làng của Ấn Độ đã lao vào đánh các nhân viên y tế và quan chức địa phương. 

Minh Thu (lược dịch)

Hành khách cố mở cửa thoát hiểm máy bay giữa trời, bị bắt ngay khi hạ cánh

ẤN ĐỘ - Tờ The Times of India đưa tin, một người đàn ông 29 tuổi đã bị bắt sau khi cố gắng mở cửa thoát hiểm máy bay giữa không trung.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Thủ tướng Israel phẫu thuật tim

Lúc 1h sáng nay (23/7), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo trên Twitter rằng ông sẽ trải qua một ca phẫu thuật tim trong đêm để lắp máy điều hòa nhịp tim.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Trực thăng lao xuống hồ ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Cả phi công và 3 hành khách trên chiếc trực thăng lao xuống một hồ nước nông ở vùng North Slope thuộc bang Alaska, Mỹ được xác định đã tử vong.

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !