Nhiều F0 tự làm 'chuột bạch' cho thuốc lậu

Hiện nay có rất nhiều F0 tích trữ các loại thuốc được quảng cáo chữa Covid-19 nhập từ nước ngoài theo đường xách tay, tự ý uống nhiều loại cùng lúc để mong nhanh khỏi. Các bác sĩ cảnh báo hết sức cẩn trọng.

Anh Nguyễn Tiến Lâm – 41 tuổi, Hà Nội vừa phát hiện mình là F0 anh đã nhanh chóng gọi cho em gái bán hàng xách tay mua cho anh 1 loạt các thuốc trị Covid-19 của Nga. Sau uống thuốc 5 ngày anh Lâm thấy mình chỉ còn ho sốt, test hai lần vẫn dương tính. Đến ngày thứ 6 âm tính nhưng còn đau họng, ho. 

Khi thấy thuốc chưa dứt hẳn, anh Lâm đã tự đi ra ngoài mua thêm thuốc, bị dính mưa, về nhà anh tiếp tục sốt lại và người mỏi nhừ như cảm cúm.

Anh Lâm chia sẻ các thuốc anh uống không có toa phụ nên anh cũng không rõ nó là thuốc gì chỉ biết em gái đưa cho 2, 3 loại không có thông tin của thuốc ngoài công dụng nghe nói chữa Covid-19.
 
Hay như một trường hợp khác anh N.V.V sinh năm 1990 tại Hà Nội mắc Covid-19, anh đã chi 1 đống tiền mua thần dược Arbidol của Nga, uống ngay thuốc đặc trị methylprednisolon khi mới dương tính và kết quả sau 7 ngày sau suy hô hấp phải nhập viện thở HFNC. Các bác sĩ cho rằng Covid-19 không đáng sợ, đáng sợ nhất là hoảng loạng vì Covid mà uống thuốc lung tung.
 
Theo BS Nguyễn Tiến Phúc – Hải Phòng nếu bạn chỉ nghe người ta quảng cáo truyền miệng về các loại thuốc xách tay chữa Covid-19 đã uống thuốc luôn là rất nguy hiểm. Khi bạn uống thuốc gì tối thiểu bạn cũng phải đọc được hướng dẫn về nó bằng tiếng Việt.

 

{keywords}
Thuốc Arbidol được rao bán cho các F0. 

 
Những con chữ tượng hình và những ký tự mà người mua không thể đọc hiểu sẽ rất dễ đánh lừa người mua. Khi bạn mua dùng theo lời người bán, muốn tra cứu cũng khó.

Phần lớn điều trị Covid-19 rất rẻ, chủ yếu là điều trị triệu chứng như ho sốt, long đờm tốn có vài chục ngàn đồng cho mấy ngày thuốc là xong, trừ những trường hợp chuyển nặng. Tất cả các nước trên thế giới đều điều trị triệu chứng cho người mắc Covid-19 như nhau.
 
Tuy nhiên, BS Phúc cho rằng nhiều người hay sốt ruột vì uống thuốc rồi mà sao vẫn thấy sốt và vẫn ho, điều này khiến họ lại đi nghe ngóng và cho rằng thuốc không hiệu quả và đi đổi loại khác “ mạnh hơn”, đắt hơn.
 
Theo BS Phúc triệu chứng sốt do virus thường kéo dài không quá 4 ngày ( phần lớn 2 -3 ngày là cắt sốt) và thuốc hạ sốt chỉ tác dụng từ 4-6 giờ cho nên 1 ngày bạn chỉ uống 4-6 lần.

Triệu chứng ho cũng không hết ngay, ho giúp tống nhày và chất tiết ra ngoài. Nếu ho nhiều quá quý vị có thể uống giảm ho. Ho ít thì không cần, vài ngày sẽ tự hết. Nếu F0 bị tiêu chảy thì bù nước và điện giải.
 
Khi trở thành F0 thì bạn chỉ cần theo dõi triệu chứng khó thở, nếu có thì báo y tế.

Theo luật dược Việt Nam  thì các thuốc nhập khẩu vào Việt Nam phải ghi tiếng Việt trong tờ hướng dẫn sử dụng bên trong, bao bì cũng phải ghi bằng ký tự Latin hướng dẫn bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Những thuốc không đảm bảo điều tối thiểu này là thuốc lậu.

BS Phúc cho rằng bạn đừng tự biến mình thành chuột bạch của con buôn thuốc lậu. Bạn đừng cố tìm những thứ thuốc không có trong khuyến cáo để rồi tự mình chui vào vòng luẩn quẩn bệnh lý.

{keywords}
Nhiều thuốc của Nga được F0 săn tìm mua về dùng. 

 
Bộ Y tế nêu rõ, F0 điều trị tại nhà sẽ được kê các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng virus; riêng thuốc chống đông và chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê và chỉ dùng một ngày trong khi chờ được chuyển đến cơ sở y tế điều trị.
 
Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà

Về thuốc hạ sốt, giảm đau

Paracetamol:

Cho trẻ em: gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80 mg, 100 mg, 150 mg hoặc 250 mg

Cho người lớn: viên nén 250 mg hoặc 500 mg.
 
Thuốc kháng virus: lựa chọn một trong các thuốc sau:
Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên) hoặc Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên).

Lưu ý với thuốc kháng virus: Khi dùng, bệnh nhân hoặc người nhà phải ký giấy cam đoan để dùng. Thuốc kháng virus dùng sớm ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc Covid-19, tốt nhất trong 5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ưu tiên sử dụng cho những trường hợp có triệu chứng hoặc có nguy cơ cao bệnh tiến triển nặng như người trên 65 tuổi, chưa tiêm đủ liều vắc xin, có bệnh nền không ổn định…
 
Thuốc chống viêm corticosteroid (Medrol, Prednosolone, Dexamethasone, Methylprednisolone) đường uống: Thuốc không được phát sẵn cho người mắc Covid-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh Covid-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau:Dexamethason 0,5 mg (viên nén) hoặc Methylprednisolon 16 mg (viên nén).
 
Thuốc chống đông máu đường uống: Thuốc không được phát sẵn cho người mắc Covid-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh Covid-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau: Rivaroxaban 10 mg (viên) hoặc Apixaban 2,5 mg (viên).


K.Chi  

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Đang cập nhật dữ liệu !