Nhật ký đẫm nước mắt của nạn nhân bạo lực học đường

Đọc những câu chuyện thương tâm của nạn nhân bạo lực học đường, Phạm Mai Hương (TP.HCM) xót xa lật giở lại những trang nhật ký cũ đẫm nước mắt được viết vào thời điểm em là nữ sinh lớp 10.

Góc tối và nước mắt

“Trời ơi! Sao mọi chuyện rắc rối cứ quấn lấy tôi như thế này? Tôi sẽ cầm cự được bao lâu đây? Cố được bao lâu đây”, những dòng chữ đầy bất lực được cô bé 16 tuổi viết vào những trang nhật ký.

Hương nhớ lại, khởi nguồn của bạo lực đều đến từ những câu chuyện không quá to tát. “Tôi không hiểu vì lý do gì, bạn lớp trưởng lại ghét mình tới vậy. Bạn này và nhóm “nữ sinh sành điệu” trong lớp chơi thân với nhau. Cả hội thường xuyên bắt nạt tôi bằng cách cứ đến cuối tuần lại báo cô chủ nhiệm rằng tôi mắc lỗi để tôi bị phạt trực nhật cả tuần”.

Đỉnh điểm, Hương từng phải trực nhật liên tiếp trong suốt một tháng trời. “Vì quá ấm ức, tôi bèn cãi nhau nhưng bị cả nhóm lôi lên trước lớp sỉ nhục. Từng người một vây quanh, chỉ tay vào mặt tôi rồi nói: “Mày muốn sống yên ổn ở lớp này phải biết điều!”, “Bạn bè cùng lớp, đừng để đến lúc tụi tao đụng vào mày không hay đâu”…

Là người nhạy cảm khi bị ai đó làm tổn thương, nhưng Hương tuyệt nhiên không khóc, dù cô thừa nhận bản thân cũng run rẩy, sợ hãi, phẫn uất.

“Tôi chỉ có một mình. Dù trong lớp có tới 3 người bạn thân, nhưng không ai dám đứng lên bảo vệ. Cả lớp không ai dám bênh vực vì đều sợ nhóm “VIP” này. Chưa bao giờ, tôi thấy mình cô độc đến thế”, Hương nhớ lại.

 

 

Trang nhật ký cũ được Hương viết vào năm lớp 10

Trong suốt thời gian tiếp theo, Hương vẫn liên tục bị nhóm nữ sinh này bắt nạt. Thậm chí, em còn bị vu khống “dắt một đám nam sinh tới nhà những nữ sinh này gây rối”.

“Tôi không hiểu lý do gì, những người đó lại có thể đặt điều cho mình tới như vậy. Thậm chí, nhóm nữ sinh đó còn kể cho giáo viên nghe về những điều họ tự bịa ra về tôi”.

Trong những trang nhật ký ở thời điểm đó, Hương đã dùng rất nhiều từ ngữ thể hiện sự phẫn uất của một cô bé lớp 10 bị oan ức nhưng đành bất lực.

Suốt thời gian dài đối diện với sự bắt nạt nhưng không hề rơi nước mắt, lần này, Hương hoàn toàn sụp đổ.

“Tôi uất nghẹn đến mức không thể giải thích một câu nào trước cô giáo. Tất cả cảm xúc dồn nén bao lâu bỗng dưng như quả bóng nổ tung. Tôi òa khóc nức nở không thể ngưng lại.

Cô giáo chỉ biết nói rằng tôi “hãy bình tĩnh”. Nhưng giây phút đó, tôi không thể bình tĩnh nổi nữa. Tôi luôn chỉ có một mình, không ai dám bảo vệ hay lên tiếng bênh vực. Trong khi những người bắt nạt tôi là một nhóm, lại là ban cán sự lớp, con nhà giàu và có cả một hội bảo kê.

Tôi nghĩ mình đã thua cuộc khi phải khóc trước mặt nhóm nữ sinh đó. Tôi nhớ, lúc ra về, cả đám còn nhại lại tiếng khóc của mình, vừa cười cợt, mỉa mai”.

Quãng thời gian đó được Hương kể lại “giống như địa ngục”. Giáo viên không mấy quan tâm. Trong khi đó, những người bạn thân trong lớp của Hương cũng nhút nhát, không dám lên tiếng bảo vệ. Chỉ khi không có đám nữ sinh kia, những người bạn ấy mới dám lại gần hỏi han, an ủi.

“Tôi đã từng cảm thấy vô cùng cô độc, chỉ dám trốn trong bóng tối khóc một mình rất nhiều lần”.

Cách duy nhất cô nữ sinh 16 tuổi khi ấy có thể làm là trải lòng vào những trang nhật ký.

Hương nói, không biết bằng cách nào mình có thể vượt qua thời gian khủng hoảng đó.

“Mỗi lần đọc lại những trang nhật ký cũ, ký ức lại ùa về khiến tôi bật khóc nức nở như đứa trẻ. Dù chuyện đã qua từ lâu nhưng chỉ cần chạm lại, một phần cảm xúc và sự tổn thương sâu thẳm trong tôi lại vỡ òa”, Hương chia sẻ.

Vì bị bạo lực học đường, đi học với tôi giống như một sự tra tấn

Cũng từng là nạn nhân của bạo lực học đường, Hồng Diệp (SN 1991, Hà Nội) nhớ mãi cảm giác “nhẹ nhõm” khi không còn bị người bạn học cũ “hành xử độc ác” trong suốt hai năm cấp 2.

Mọi chuyện bắt đầu kể từ năm lớp 7, khi Diệp đang theo học tại một trường tư ở Hà Nội. Cô thường xuyên bị bạn nữ này bắt nạt.

Đỉnh điểm bước sang năm lớp 8, khi nữ sinh này bị đuổi học vì hành kiểm và học lực đều xếp loại kém. Dù đã không còn học tại trường, nữ sinh này vẫn quay lại để trấn tiền bạn học cũ.

“Biết tôi có tiền, bạn nữ này liên tục chặn đường. Ban đầu là 50.000 đồng, nhưng sau 5 – 6 lần, vì thấy trấn tiền của tôi dễ quá, người này chuyển sang yêu cầu 100.000, thậm chí là 200.000 đồng. Tôi chỉ còn cách móc lợn để “cống nạp”, vì nếu không đưa, nữ sinh này sẽ lên tận lớp (mặc áo đồng phục cũ để được vào trường) để cướp tiền”.

Bị cướp tiền trong suốt 3 tháng, Diệp nói, mỗi ngày đi học với cô đều giống như “địa ngục”. “Bạn nữ này liên tục gọi điện hẹn giờ tôi phải mang tiền tới. Lúc nào tôi cũng trong trạng thái sợ hãi không biết mình sẽ bị đánh và trấn tiền lúc nào.

Tôi cũng rất sợ những cuộc gọi đến bất chợt. Có một khoảng thời gian quá mệt, tôi chỉ muốn nghỉ học, vì việc đi học giống như một sự tra tấn. Không thể chịu nổi sự lo lắng ấy và cũng không còn tiền nữa, tôi quyết định phản kháng. Tuy nhiên đổi lại, tôi bị đánh ngay tại lớp, vào cuối các buổi học, khi thầy cô đã về hết”.

Sau một thời gian, mẹ Diệp dần phát hiện ra con mình có những sự thay đổi về tâm lý như hay lo lắng, sợ sệt, hay bị gọi điện làm phiền trong các giờ ăn cơm. Dù vặn hỏi, nhưng vì sợ, ban đầu Diệp vẫn cố gắng che giấu. Đến khi không thể chịu đựng được nữa, cô quyết định kể hết mọi việc.

“Rất may vào thời điểm đó, mẹ đã can thiệp kịp thời bằng cách trao đổi thẳng thắn với nhà trường và gia đình bạn nữ kia. Sau đó, mọi chuyện đã chấm dứt”. Tuy nhiên, Diệp nói, quãng thời gian đi học sau đó, cô luôn sống trong sự ám ảnh tâm lý.

“Đến giờ, khi đã có con, tôi cũng luôn đắn đo trong việc lựa chọn trường vì lúc nào cũng lo sợ con mình sẽ gặp tình trạng bạo lực học đường giống như mình ngày xưa”.

Thúy Nga

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !