Nhân viên tử vong sau chầu nhậu với sếp được bồi thường
Nam nhân viên tử vong sau chầu nhậu với sếp được tòa án Hàn Quốc xem là tai nạn lao động và được bồi thường.
Tòa án hành chínhSeoul đưa ra phán quyết vụ việc một nam nhân viên bị trượt chân ngã dẫn tới tử vong sau chầu rượu say với sếp được xem là tai nạn lao động.
Trước đó, theo Yonhap, gia đình nạn nhân đã kiện Cơ quan Bồi thường Tai nạn lao động và Phúc lợi Hàn Quốc về việc chi trả trợ cấp cho người thân và chi phí tang lễ của nạn nhân.
Nhân viên bảo vệ ở Hàn Quốc tử vong sau chầu nhậu với sếp được tòa án nhận định là tai nạn lao động và được bồi thường. (Ảnh minh họa) |
Được biết, nạn nhân làm nhân viên bảo vệ đã không may bị trượt chân ngã ngay trước cửa nhà sau khi trở vể từ cuộc nhậu với sếp. Nạn nhân được chẩn đoán bị xuất huyết não vào tháng 10/2020. Người này đã được điều trị tại bệnh viện và qua đời vào tháng 3/2021.
Gia đình nạn nhân yêu cầu Cơ quan Bồi thường Tai nạn lao động và Phúc lợi thuộc Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc chi trả khoản trợ cấp phù hợp với quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người tử vong liên quan đến công việc.
Tuy nhiên, Cơ quan Bồi thường Tai nạn lao động và Phúc lợi Hàn Quốc đã từ chối chi trả bất cứ khoản trợ cấp nào kể cả tiền làm tang lễ cho gia đình nạn nhân, với lý do cuộc nhậu không phải do chủ sở hữu hoặc ban quản lý công ty tổ chức.
Nhưng theo tòa án, cuộc nhậu của nam bảo vệ nên được xem là diễn ra dưới sự giám sát của người quản lý, bởi nạn nhân đã ngồi uống rượu với trưởng bộ phận mà giữa hai người lại không có mối quan hệ cá nhân nào.
Tòa án cũng nhấn mạnh việc uống rượu say chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nam bảo vệ.
Đối với người lao động ở đất nước củ sâm, việc xóa bỏ những hạn chế để ngăn chặn dịch Covid-19 đồng nghĩa với sự trở lại của “hoesik” (văn hóa ăn nhậu sau giờ làm). Theo đó, các nhân viên trong cùng công ty sẽ tụ tập ăn uống tới tận đêm khuya để củng cố mối quan hệ đồng nghiệp.
Do diễn ra ngoài giờ làm, nên hoesik được tổ chức theo nhiều hình thức từ một bữa ăn tối đơn giản cho tới buổi đi chơi vào cuối tuần. Tuy nhiên, nói tới hoesik, người ta lại liên tưởng tới hình ảnh say xỉn.
Quan niệm của người dân Hàn Quốc trước đây cho rằng, những buổi tụ tập sau giờ làm là một dạng công nhận xã hội. Nhưng với nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ MZ, những cuộc vui này chỉ nhằm “thể hiện văn hóa chuyên chế khiến ngày càng nhiều người trẻ chọn cách không tham gia”, theo nhận định của ông Yoon Duk-Hwan, nhà nghiên cứu về xu hướng của người tiêu dùng chia sẻ với BBC vào năm 2020.
Trước khi Covid-19 xuất hiện, người lao động Hàn Quốc thường xuyên phải làm thêm giờ. Theo đó, mỗi tuần họ phải làm việc tới 52 tiếng đồng hồ nhưng vẫn phải đi chơi hoặc tụ tập ăn uống cùng đồng nghiệp sau giờ làm. Nhưng khi được yêu cầu làm việc từ xa do dịch bệnh xuất hiện và lây lan, họ chỉ cần chuyên tâm làm việc và không lo bản thân bị say xỉn trước lúc về nhà.
Vì sao tự tử thời dịch gia tăng ở nhóm phụ nữ trẻ tuổi Hàn Quốc?
Gia tăng phụ nữ trẻ tuổi ở Hàn Quốc tự tử, khi cứ 5 người được đưa vào phòng cấp cứu sau khi tự sát thì có 1 người là phụ nữ ngoài 20 tuổi.
Uống rượu không còn là nguyên nhân số 1 gây tử vong trong tai nạn giao thông ở Hàn Quốc
Uống rượu không còn là nguyên nhân số 1 gây tử vong trong tai nạn giao thông ở Hàn Quốc mà thay vào đó là lỗi bất cẩn.
Minh Thu (lược dịch)