Nguyên tắc 'vàng' không phải lo giảm cân sau Tết

Kỳ nghỉ Tết dài là thời gian “ác mộng” với nhiều người bởi tình trạng tăng cân của mình và không ít người tìm tới đủ các loại phương pháp giảm cân cấp tốc để lấy lại vóc dáng.

PGS TS BS. Lâm Vĩnh Niên – Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết cứ sau dịp Tết là các chị em lại than thở về tình trạng tăng cân của mình và không ít người tìm tới đủ các loại phương pháp giảm cân cấp tốc để lấy lại vóc dáng.
 
BS Niên cho biết trong ngày Tết do đặc thù dinh dưỡng của dịp này với đủ các món ăn là 'kẻ thù' của cân nặng như bánh chưng, bánh tét, thịt kho hột vịt, bánh mứt hay những món hầm, chiên rán… thường rất giàu tinh bột, đường và dầu mỡ.

Không chỉ có thực phẩm, các loại đồ uống như nước  ngọt, nước uống có ga, bia cũng làm tình trạng tăng cân vù vù. Cộng với thói quen vui chơi trong những ngày Tết thay đổi nên chúng ta thường buông thả, không dành thời gian tập luyện. Từ đó, năng lượng nạp vào không được tiêu hao nhiều dẫn đến tích tụ mỡ trong cơ thể. Chế độ sinh hoạt trong ngày Tết bị xáo trộn từ dinh dưỡng tới lối sống là nguyên nhân gây tăng cân.
 
Khi tăng cân quá nhanh thì dẫn đến tích trữ nhiều mỡ hơn là phát triển cơ. Mỡ dư thừa sẽ gây nguy hại ngay cả khi chỉ số khối cơ thể (BMI – tính theo cân nặng và chiều cao) vẫn còn trong khoảng bình thường. Về lâu dài tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng như đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch hoặc các bệnh mạn tính khác và làm tăng nguy cơ tử vong. 

{keywords}
Nguyên tắc để không tăng cân ngày Tết.

 
Bác sĩ Niên cho biết, để không tăng cân ngày Tết, bạn nên cố gắng duy trì năng lượng cung cấp bằng 80% ngày thường, khoảng 1.500 – 1.600 kcal/ngày vì chúng ta ít vận động. Khi ăn bánh chưng trong bánh chưng, bánh tét có đầy đủ thịt, mỡ, gạo đều là các chất giàu năng lượng thì bạn chỉ ăn khoảng 1/8 miếng bánh chưng và không ăn thêm với các loại bánh mì, miến, xôi mà thay vào đó ăn rau xanh, củ quả.
 
Những món ăn ngày Tết như giò heo nấu măng nên nấu nhiều măng hơn, thịt kho đông, kho tàu… nên ăn kèm dưa hành, dưa chua, rau luộc để hạn chế sự hấp thu chất béo.

Thịt gà là món ăn tốt cho việc kiểm soát cân nặng, nên chọn phần nạc tránh phần da, mỡ.

Nên ăn nhiều cá để giúp ngon miệng, đỡ ngán do các món ăn thường chứa nhiều dầu mỡ, quay chiên…

Giò lụa, giò thủ chứa nhiều muối, nhiều năng lượng (100g chứa trung bình 400 – 500 kcal) nên ăn có kiểm soát.
 
Bạn nên bổ sung các loại rau xanh, củ quả luộc để vừa chống ngán, chống tăng cân lại tốt cho tiêu hoá. Đặc biệt, có thể ăn thêm nấm vì nó chứa ít calo, lại giàu vitamin B, rất tốt cho việc tăng cường trao đổi chất, giảm khả năng tích trữ chất béo. Đây là món ăn thường có trong mâm cơm ngày Tết nên bạn có thể ăn thoải mái món này mà không lo tăng cân.

Trái cây nên chọn loại ít ngọt như táo, đu đủ, cam, quít… để bổ sung vitamin, thanh lọc cơ thể sau những buổi “tiệc tùng, nhậu nhẹt”.
 
Các loại bánh kẹo hạt như bánh bích quy, chocolate cũng có thể ăn được nhưng không quá 100g/ngày (1 bánh bích quy 10g khoảng 40 kcal). BS Niên cho biết các loại hạt cũng ăn hạn chế vì nó làm tăng cân nếu bạn thấy vui miệng quên mất cứ ăn. Có thể chọn các loại mứt bằng loại mứt ít năng lượng hơn như mứt gừng, khoai lang nhưng vẫn ăn có kiểm soát.
 
Nếu sau Tết, bạn muốn giảm cân an toàn thì nên chú ý tốc độ giảm cân chỉ từ 500 – 1000 gram/tuần. Không nên chọn các cách như giảm cân cấp tốc, nhịn ăn, uống thuốc giảm cân hay thuốc sổ. BS Niên cho biết thay vì đau đầu tìm cách giảm cân sau Tết thì nguyên tắc “vàng” không lo tăng cân trong dịp Tết vẫn là ăn có kiểm soát, nên ăn 300 – 400 gram rau xanh một ngày và tranh thủ luyện tập.

Ngày tết, chúng ta thường đi lại nhiều mà quên uống nước. Để đảm bảo đủ nước cho cơ thể được thanh lọc và tránh mất nước nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Khánh Chi 
 

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !