Nguyên nhân không ngờ khiến Thổ Nhĩ Kỳ "cãi lời" Mỹ mua tên lửa S-400 của Nga

Tờ Jerusalem Post cho rằng, một phần nguyên nhân khiến Thổ Nhĩ Kỳ "quyết mua bằng được" tên lửa S-400 của Nga đến từ chính sách của Mỹ ở miền đông Syria.

Giới quan sát quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đang trông ngóng từng ngày để được nhìn thấy hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 đầu tiên của Nga có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳtrong tuần này. Việc tên lửa S-400 của Nga đến được Thổ Nhĩ Kỳ là cả quãng thời gian dài trong bối cảnh Washington và Ankara liên tiếp lên tiếng chỉ trích và đe dọa lẫn nhau.

Hệ thống phòng thủ S-400 đầu tiên của Nga dự kiến tới Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này.

Nhất là trong vòng 6 tháng qua, những diễn biến xung quanh thương vụ mua bán hệ thống phòng thủ S-400 giữa Nga – Thổ được báo chí đưa tin hàng ngày.

“Quá trình chuẩn bị tiếp nhận hệ thống S-400 vẫn đang diễn ra trong khi hoạt động vận chuyển được tiến hành. Chúng tôi đã đồng thuận được thời gian chuyển giao S-400”, TASS dẫn lời Tổng thống Recep Tayyip Erdogan phát biểu trong cuộc họp báo hôm 8/7. 

Cũng theo Tổng thống Erdogan, Nga đang tiến hành vận chuyển hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ bằng máy bay vận tải và thời gian tên lửa Nga có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ là trong tuần này. 

Ngoài ra, kênh truyền hình Haberturk cho biết 9 chuyên gia kỹ thuật Nga cũng sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ trước ngày 8/7 để hỗ trợ triển khai hệ thống tên lửa S-400. Trong giai đoạn đầu, chỉ có một tổ hợp S-400 của Nga được đưa tới Ankara.

Thông tin Nga – Thổ tiến hành thảo luận về thương vụ mua bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 12/2016. Tới tháng 9/2017, Nga tuyên bố Moscow và Ankara đã ký kết thương vụ mua bán S-400. Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar từng cho hay, các hệ thống tên lửa đất đối không S-400 sẽ được Nga chuyển cho Ankara vào tháng 10/2019.

Vào tháng 12/2017, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Rostec của Nga Sergei Chemezov cho hay thương vụ mua bán S-400 giữa Nga – Thổ trị giá 2,5 tỷ USD.

Về phần mình, Mỹ nhiều lần lên tiếng chỉ trích và phản đối Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa phòng S-400 của Nga. Thậm chí, Washington còn loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình sản xuất tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35vì Ankara nhất quyết mua tên lửa S-400. Bên cạnh đó, Mỹ tuyên bố sẵn sàng trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ chiểu theo Đạo luật chống lại các đối thủ của Mỹ bằng lệnh trừng phạt (CAATSA). 

Còn theo Jerusalem Post, việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua tên lửa S-400 của Nga diễn ra trong bối cảnh sau vài tháng chính quyền Ankara nhận ra rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump không hề thay đổi chính sách ở phía đông Syria.

Do đó, mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ là cải thiện quan hệ với Nga để thiết lập một liên minh quân sự ở Syria. Đây chính là lý do Nga – Thổ phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề liên quan tới Syria. Nói cách khác, cả Nga – Thổ đều có chung mối quan ngại về vai trò của Mỹ ở phía đông Syria.

Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Mỹ bắt tay với Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), tổ chức có mối liên hệ với Đảng Công nhân người Kurd (PKK). Trong khi đó, Ankara xem PKK là tổ chức khủng bố. Và ở phía đông Syria, Mỹ đang chống lưng cho nhóm phiến quân Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) mà YPG là một thành viên tham gia. Nói cách khác, đối với Thổ Nhĩ Kỳ, ủng hộ người Kurd nghĩa là Mỹ đang hỗ trợ cho kẻ thù của Ankara.

Điều này lý giải việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 không chỉ là vì bảo vệ không phận quốc gia mà còn nhằm tăng cường vai trò của Nga ở Syria.

Trong khi đó, Nga muốn có được mối quan hệ với ngành quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ bởi Ankara là một thành viên của liên minh quân sự NATO. Do đó, có được sự ưu ái của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đã giành được chiến thắng lớn.

Thậm chí, một số nguồn tin cho rằng Nga sẵn sàng nhượng bộ một số vấn đề ở phía bắc Syria để đổi lại có được mối quan hệ mật thiết hơn với Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm các thỏa thuận mua bán năng lượng như TurkStream cùng nhiều hợp đồng mua bán quân sự.

Tuy nhiên, theo Jerusalem Post, Mỹ - Thổ còn có một năm nữa để tiến hành thỏa thuận cũng như đưa ra những lời đe dọa lẫn nhau trước khi hệ thống S-400 của Nga có thể tham chiến. Nguyên nhân là do Nga có truyền thống vận chuyển các hệ thống vũ khí tới những quốc gia khác nhưng thời gian đưa vào vận hành phải mất thêm một khoảng thời gian nữa.

Điển hình, Nga vận chuyển hệ thống phòng thủ S-300 cho quân đội Syria vào tháng 10/2018. Nhưng cho tới nay, hệ thống S-300 của Nga vẫn đang có mặt ở phía bắc Syria song dường như chưa hoạt động hoặc mới chỉ hoạt động một phần.


Minh Thu (lược dịch)
Từ khóa: Nguyên nhân không ngờ khiến Thổ Nhĩ Kỳ cãi lời Mỹ mua tên lửa S-400 của Nga tên lửa S-400 nga chuyển S-400 cho thổ nhĩ kỳ căng thẳng mỹ thổ nhĩ kỳ mỹ dừng chuyển F-35 cho thổ nhĩ kỳ tình hình Syria quan hệ nga thổ nhĩ kỳ người Kurd NATO hệ thống S-300 S-400 Nga thương vụ mua S-400 của Nga

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !