Nguy cơ ngộ độc ma túy ở trẻ khi ăn các loại 'bánh lạ'

Sau khi ăn bánh được hàng xóm cho, bé trai 5 tuổi tên T. ở Hà Nội bỗng nôn nhiều, co giật, nhanh chóng hôn mê. Hai người bạn ăn cùng cũng nhập viện. Kết quả kiểm tra cho thấy bánh này chứa loại ma túy mới, còn gọi là "sô-cô-la bay".

Thạc sĩ Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết đây là một trường hợp điển hình bị ngộ độc ma túy thế hệ mới đã được các bác sĩ điều trị cách đây vài tháng. Thời điểm nhập viện, bé T. bị suy hô hấp, phụ thuộc máy thở, bóp bóng, hôn mê sâu, cấu véo khó đáp ứng, đồng tử giãn hết. 

Qua khai thác tiền sử, trên nền một trẻ khỏe mạnh nhưng đột ngột có các triệu chứng thần kinh, tăng trương lực cơ, kèm theo 2 trường hợp khác cùng nhập viện (tình trạng nhẹ hơn, chỉ có biểu hiện nôn) sau khi ăn cùng một loại bánh, các bác sĩ nghĩ tới khả năng ngộ độc thực phẩm có chứa chất gây nghiện.

Gia đình cho biết người hàng xóm trong xóm trọ cho bánh nói số bánh anh này mang về là nhặt từ thực phẩm sau bữa liên hoan công ty. Sau khi trẻ hồi phục, Bệnh viện Nhi Trung ương đã mời công an vào cuộc. Kết quả kiểm nghiệm phát hiện mẫu bánh có chứa loại ma túy mới, còn được gọi là "sô-cô-la bay".

Một trường hợp khác là bệnh nhi 16 tháng tuổi ở Hà Nội, cũng nhập viện do ăn chiếc bánh "lạ".

Theo gia đình, khi chuẩn bị cho bé ăn trưa, người giúp việc bế bé đi quanh nhà, vô tình thấy có một chiếc bánh giống như bánh chả đóng hình vuông, bánh bị cắn dở còn một nửa nên cho bé ăn.

Sau ăn, trẻ ngủ hơn một tiếng đồng hồ, gia đình phát hiện bé có biểu hiện lơ mơ, mắt nhắm nghiền khó mở, gọi lay không dậy, nên được đưa tới Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu vào cuối giờ chiều.

Hơn 12 giờ đồng hồ sau, bệnh nhi mới tỉnh táo trở lại. Gia đình cho biết chiếc bánh "lạ" mà trẻ ăn được một người bạn gửi tới cho, nghi ngờ chứa cần sa.

Thầy thuốc khoa Cấp cứu và Chống độc chăm sóc một bệnh nhi. Đơn vị này từng tiếp nhận không ít trẻ vào viện vì ăn phải bánh "lạ" chứa hoặc nghi ngờ chứa chất gây nghiện. Ảnh: H.Lê

Dấu hiệu trẻ ngộ độc nghiện chất sau khi ăn thực phẩm "lạ"

Theo bác sĩ Hùng, gần đây thị trường các chất nghiện trở nên đa dạng, đặc biệt, nghiện chất "núp bóng" thực phẩm như kẹo viên, kẹo sô-cô-la, kẹo xoài, kẹo mút tẩm cần sa, bánh quy. "Điều này làm gia tăng nguy cơ trẻ tiếp xúc và ngộ độc với các loại ma túy", bác sĩ Hùng cho biết. 

Cuối năm 2022, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết lần đầu tiên tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc cần sa sau khi ăn bỏng ngô. Trước đó, trung tâm đã tiếp nhận nhiều ca ngộ độc cần sa trong bánh ngọt, bánh quy, kẹo, thuốc lá điện tử, thuốc lào...

Ma túy dưới dạng thực phẩm.

Bác sĩ Hùng cho hay với nhóm trẻ nhỏ, hầu hết việc ăn, uống phải thực phẩm có chứa ma túy là do vô tình. Biểu hiện bệnh của nhóm này thường nặng hơn, ngộ độc xảy ra đột ngột, rầm rộ, có rối loạn ý thức từ nhẹ tới nặng như hôn mê sâu, ảo giác, lơ mơ… hoặc có triệu chứng tim mạch tăng nhịp tim, huyết áp.

Đường hô hấp của trẻ cũng có thể bị tác động, biểu hiện gồm: kích thích, thở nhanh, ngừng thở. Một số triệu chứng đường tiêu hóa khác đi kèm như nôn, đi ngoài, đau bụng… Bác sĩ Hùng khuyến cáo nếu thấy những biểu hiện trên, gia đình cần đưa trẻ đi viện ngay. 

Nhóm trẻ lớn (tuổi dậy thì) có xu hướng muốn "thử" và thể hiện bản lĩnh, khẳng định bản thân, dễ bị kích động, dụ dỗ. Các triệu chứng ngộ độc không quá rầm rộ, có thể từ thoáng qua tới nặng. Đáng nói, nhóm trẻ ở tuổi này thường che giấu biểu hiện bệnh nếu biểu hiện thoáng qua, để tránh sự phát hiện của gia đình. 

Về việc xét nghiệm, theo bác sĩ Hùng tùy từng loại độc chất, loại xét nghiệm, thầy thuốc sẽ lấy mẫu bệnh phẩm khác nhau từ dịch dạ dày, nước tiểu, máu... 

Võ Thu

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nam giới ăn tỏi mỗi ngày sẽ có nhiều thay đổi bất ngờ sau 2 tháng

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng và là vị thuốc từ thiên nhiên. Ăn tỏi đúng cách giúp nam giới phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cân, cải thiện chất lượng tinh trùng.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Đang cập nhật dữ liệu !