Người TP.HCM quyết bảo vệ ‘vùng xanh’ giữa tâm dịch Covid-19

Ngày càng có nhiều hẻm, khu dân cư không ca nhiễm ở TP.HCM được thiết lập vùng bảo vệ, nhằm duy trì “vùng xanh” trong bối cảnh dịch bệnh lây lan nhanh.

Người TP.HCM quyết bảo vệ ‘vùng xanh’ giữa tâm dịch Covid-19

Ngày càng có nhiều hẻm, khu dân cư không ca nhiễm ở TP.HCM được thiết lập vùng bảo vệ, nhằm duy trì “vùng xanh” trong bối cảnh dịch bệnh lây lan nhanh.

vung xanh anh 1

Chạy đến trước hẻm 524 Nguyễn Đình Chiểu (phường 4, quận 3), shipper lập tức được yêu cầu tấp xe vào lề đường.

Người trực chốt thông báo: “Anh vui lòng đậu xe phía trên lề, gọi khách ra nhận hàng. Anh đặt hàng hóa lên chiếc ghế này, sau đó giữ khoảng cách an toàn”.

Lát sau, một người phụ nữ từ trong hẻm đi ra, bà đưa tiền cho người trực chốt rồi nhận món hàng đã được phun khử khuẩn. Công đoạn giao và nhận dù tốn thời gian, tuy nhiên ai nấy đều thấy an tâm.

Hẻm không Covid-19

“Người lạ vui lòng không vào hẻm. Shipper gọi khách ra nhận hàng. Xin cảm ơn”. Kể từ khi dịch bùng phát, một số con hẻm ở TP.HCM đã được người dân rào chắn, đồng thời treo biển báo viết tay, nhằm hạn chế người lạ ra vào khu vực.

Việc làm này được chính quyền địa phương ủng hộ, với mong muốn duy trì các khu dân cư không ca nhiễm nCoV - vùng xanh.

Mất một thời gian để mọi người chấp nhận và hiểu tầm quan trọng của việc kiểm soát dịch lúc này.

Ông Ngô Xuân Đức

Trung tuần tháng 7, nhiều chốt bảo vệ vùng xanh được thiết lập trên các tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Hiền, Cao Thắng (phường 4, quận 3, TP.HCM), phường 5 (quận Phú Nhuận)...

Tham gia trực chốt từ những ngày đầu, ông Ngô Xuân Đức, tổ phó tổ dân phố, chia sẻ: “Chốt bảo vệ được địa phương hỗ trợ dựng lên để kiểm soát người lạ ra vào khu phố, đồng thời hỗ trợ người dân trong việc nhận hàng từ shipper, hạn chế nguy cơ lây nhiễm vào khu dân cư”.

vung xanh anh 2
vung xanh anh 3

Các tình nguyện viên tham gia hỗ trợ người dân trong công tác kiểm soát người ra vào tại chốt bảo vệ. (Ảnh: Nguyễn Toàn)

Theo đó, shipper hoặc người cư trú ngoài khu phố không được phép vào bên trong. Mọi hoạt động giao nhận hàng hóa thực hiện phía ngoài chốt bảo vệ và được khử khuẩn trước khi đem vào bên trong.

Người dân trong vùng xanh được phép ra ngoài để mua sắm các nhu yếu phẩm trước 18h mỗi ngày. Tuy nhiên, việc này được hạn chế và người dân phải khử khuẩn trước khi trở vào. 

Dịch bệnh lây nhiễm phức tạp, ai cũng có thể là F0.

Chị Thu Thủy

Ông Đức cho biết đa phần hộ dân đều ủng hộ chốt trực. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn bị gò bó. “Đang tự do, bây giờ họ ra vào phải khai báo đương nhiên sẽ có người không thích. Mất một thời gian để mọi người chấp nhận và hiểu tầm quan trọng của việc kiểm soát dịch bệnh thời điểm này”, ông Đức nói.

Trở về từ công ty, chị Thu Thủy phải xuất trình giấy tờ để được vào nhà. Mặc dù khá bất tiện, chị cho biết bản thân ủng hộ việc làm này, vì tính thiết thực.

“Dịch bệnh lây nhiễm phức tạp, ai cũng có thể là F0. Vì vậy, kiểm soát người lạ ra vào khu dân cư giúp người dân an tâm hơn”, chị Thủy nói nếu cứ nghĩ cho bản thân thì biết bao giờ thành phố mới trở lại bình thường.

Vùng đỏ chuyển xanh

Không chỉ các khu vực dân cư chưa từng ghi nhận ca nhiễm nCov mới có các chốt bảo vệ vùng xanh. Những ngày gần đây, một số con hẻm vừa được gỡ bỏ cách ly y tế cũng thiết lập các chốt bảo vệ vùng xanh.

Người dân sống trong hẻm 199 Cách Mạng Tháng 8 (phường 4, quận 3) nhanh chóng dựng các rào chắn ngay sau khi hẻm kết thúc 17 ngày phong tỏa.

Ông Nguyễn Ngọc Minh, tổ trưởng tổ dân phố, cho biết: “17 ngày trôi qua, ai nấy cũng lo sợ. Sau khi kết thúc phong tỏa, mọi người đều có kết quả âm tính, khu phố thống nhất lập chốt để giảm thiểu sự lây lan từ bên ngoài”.

Người trong hẻm chia nhau trực chốt. Hai ca trực mỗi ngày, ca 1 từ 7h đến 12h, ca 2 từ 12h đến 18h. Sau 18h hẻm sẽ được rào lại, tất cả hộ dân hạn chế ra khỏi nhà, theo Chỉ thị 12 của thành phố.

vung xanh anh 4

Hẻm 199 Cách Mạng Tháng 8 thiết lập chốt bảo vệ ngay sau khi được gỡ bỏ phong tỏa. (Ảnh: Nguyễn Toàn)

Tương tự các chốt bảo vệ vùng xanh khác, tại đây hàng hóa đều được khử khuẩn trước khi đem vào bên trong, shipper và khách hàng được nhắc nhở giữ khoảng cách an toàn, tránh tụ tập đông người.

Khu vực có nhiều hẻm thông với nhau, thực tế sẽ khó kiểm soát hoàn toàn người ra vào nếu các hẻm khác không có chốt trực.

Ông Nguyễn Ngọc Minh

 Ngoài ra, người dân trong hẻm cũng được phát phiếu đi chợ (siêu thị) theo ngày chẵn - lẻ, nhằm kiểm soát người ra vào hẻm trong tình hình dịch bệnh leo thang.

Nhằm ủng hộ đội ngũ túc trực tại chốt bảo vệ, một số gia đình thường xuyên nấu các suất ăn, nước uống gửi đến chốt, đồng thời cung cấp các thiết bị cần thiết trong công tác khử khuẩn.

“Khu vực này nhiều hẻm thông với nhau, thực tế sẽ khó kiểm soát hoàn toàn người ra vào, nếu các hẻm khác không có chốt trực như ở đây”, ông Minh trăn trở và mong muốn mô hình này sẽ được lan rộng để chung tay cùng thành phố chống dịch.

Chiều 21/7, tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TPHCM, Phó bí thư Thường trực Thành uỷ Phan Văn Mãi cho biết song song với các biện pháp giãn cách xã hội triệt để, phân tầng theo dõi điều trị bệnh, thành phố sẽ bảo vệ và mở rộng vùng xanh trên bản đồ Covid-19.

Trước đây, thành phố tập trung nhiều cho khu vực nguy cơ cao, nhưng sắp tới sẽ mở ra các hoạt động để bảo vệ vùng xanh, vùng an toàn, dần củng cố mở rộng thêm.

Theo zingnews.vn

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bảo hiểm Nhân thọ FWD lan tỏa thông điệp sống đầy theo cách đặc biệt

Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.

Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Cà Mau đón những đàn chim trở về

Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.

8X mở quán cơm 2.000 đồng/suất ở Gia Lai, bà con thoải mái vào ăn

Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.

Chàng trai 9X 7 năm làm điều đặc biệt trên hè phố Đà Nẵng

7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.

Nữ giúp việc phát hiện bọc vàng: Tôi run lắm, chưa bao giờ thấy nhiều vàng thế

Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Agribank chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hưởng ứng Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025, Agribank đã tài trợ 20 tỷ đồng góp phần xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Đang cập nhật dữ liệu !