Người thương binh Việt Nam có cánh tay lưu lạc 50 năm trên đất Mỹ

Điều kỳ diệu đã xảy ra, một cánh tay của người lính Việt cộng sau gần 50 năm "lưu lạc" trên đất Mỹ đã được một cựu binh Mỹ trả về cho chủ nhân của nó.
Trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, biết bao người con ưu tú đã ngã xuống để giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong số đó có những người may mắn đã thoát chết, nhưng đã để lại một phần xương máu và vẫn luôn đinh ninh rằng một phần cơ thể ấy của mình chắc chắn đã hòa vào lòng đất mẹ, song điều kỳ diệu đã xảy ra, một cánh tay của người lính Việt cộng sau gần 50 năm "lưu lạc" trên đất Mỹ đã được một cựu binh Mỹ trả về cho chủ nhân của nó.
 
Người thương binh Việt Nam có cánh tay lưu lạc 50 năm trên đất Mỹ - ảnh 1
Niềm vui của ông Hùng sau khi nhận lại cánh tay phải gần nửa thế kỷ "lưu lạc trên đất Mỹ".
Bác sỹ Mỹ có tấm lòng nhân đạo

Cho đến hôm nay, ông Nguyễn Quang Hùng (74 tuổi, trú tại phường Ngô Mây, thị xã An Khê, Gia Lai) vẫn cứ ngỡ ngàng đó chỉ là giấc mơ, bởi ông không thể tin được rằng đây là câu chuyện có thật, dù nó đến với ông mới chỉ mấy ngày. Ngồi bên chiếc bàn uống nước, ông Hùng cứ ngắm nhìn một phần cơ thể của mình được đặt trang trọng trong chiếc hộp gỗ, trên nóc tủ thờ của gia đình, những hoài niệm về một thời hoa lửa không hiểu sao lại trỗi dậy trong ông mãnh liệt đến thế.

Năm 1964, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Nguyễn Quang Hùng (quê xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, Nam Định) đã tình nguyện lên đường nhập ngũ, sau đó được biên chế vào Trung đoàn 18, Sư đoàn 325 để huấn luyện. Năm 1965, ông được điều vào mặt trận Tây Nguyên, tại đây, ông được giao nhiệm vụ vận chuyển thương binh từ chiến trường về tuyến sau. Tháng 8-1966, chàng trai Nam Định được cử làm Tiểu đội trưởng đơn vị trinh sát tại huyện Phù Cát (Bình Định). Trong lúc làm nhiệm vụ, tổ trinh sát của ông chẳng may rơi vào ổ phục kích của lính Mỹ. Trong tình huống ấy, rất may phía trước có một cây cổ thụ che chắn nên tổ trinh sát của ông đã nhanh chóng tiến đến nấp sau thân cây để tránh đạn. Đang lúc quan sát địa hình, tìm hướng rút lui, không may ông Hùng bị trúng đạn ở cánh tay phải.

Để bảo đảm cho tổ trinh sát rút lui an toàn, ông Hùng phân công 1 chiến sĩ chạy theo hướng lên núi để phân tán sự chú ý và hỏa lực của địch, còn ông và đồng đội tên Lý thì men theo bụi rậm ven suối để thoát khỏi tầm truy kích của địch. Trốn thoát vào được một ngôi làng, nhưng lúc này, làng chẳng có ai vì giặc vừa càn qua. Được vài ngày, địch tiếp tục mở đợt truy kích vào ngôi làng, do vết thương quá nặng, ông Hùng ngất lịm, khi tỉnh dậy, ông thấy mình đang nằm trong băng ca trên chiếc trực thăng của Mỹ chở về huyện Phù Cát. Ông được chuyển tới căn cứ chính ở Hòn Một, Phù Cát. Lúc này, cánh tay của ông đã sưng tấy, bốc mùi hôi, không còn cử động được. Đến sáng 27-10-1966, ông được một bác sỹ của Quân đội Mỹ tên là Sam Axelrad, tiêm thuốc mê và tiến hành cắt bỏ cánh tay để cứu mạng. Lúc tỉnh lại, ông Hùng thấy cánh tay phải của mình đã không còn. Dù mất một phần của cơ thể, nhưng ông lại cảm thấy dễ chịu hơn nhiều và đặc biệt, ông thật may mắn được bác sĩ Sam đối xử rất tốt.

Khoảng 2 tháng sau, sức khỏe ông Hùng bình phục, bác sĩ Sam nhận được lệnh phải đưa ông Hùng đi khỏi căn cứ. Biết tin, trong đầu ông Hùng đinh ninh rằng mình sẽ bị đày ra Côn Đảo, nhưng thật bất ngờ, ông được bác sĩ Sam chuyển đến một trạm y tế của quân Mỹ ở An Túc (nay là thị xã An Khê, Gia Lai) để phục vụ phát thuốc cho các quân nhân Mỹ. Cũng từ đây, ông không còn được gặp lại bác sĩ Sam cũng như biết được tin tức về vị bác sỹ này.

Mất đi cánh tay phải, khiến mọi sinh hoạt của ông Hùng gặp rất nhiều khó khăn. Ông nghĩ rằng, chắc nó đang bị vùi đâu đó dưới lớp đất ở huyện Phù Cát. "Tôi vốn thuận tay phải nên khi mất đi cánh tay này, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tôi như đứa trẻ, phải học mọi thứ sinh hoạt lại từ đầu, phần viết chữ, tôi phải tập mất 2 năm trời. Suốt thời gian này, tôi đã cố tìm cách móc nối với cách mạng nhưng không thành công" - Ông Hùng kể lại. Năm 1969, sau khi được trả tự do, ông Hùng được một nhân viên y tá của trạm xá đưa về nhà mình ở. Đến năm 1975, hiểu được hoàn cảnh và tính cách người Việt cộng hiền lành, vị ân nhân này đã gả đứa con gái xinh xắn cho ông. Từ đó, gia đình ông Hùng sống bằng nghề bán thuốc tại thị xã An Khê cho đến nay.

Kỳ diệu như... một giấc mơ

Trở lại câu chuyện bác sỹ Sam được điều động sang Việt Nam gần một năm, đến ngày 11-8-1967, ông được trở lại Mỹ. Lúc này, hành trang mang theo bên mình, ngoài các vật dụng cần thiết, không hiểu sao ông lại mang theo cả cánh tay của người lính Việt cộng bên kia chiến tuyến cùng về nước. Có lẽ với ông, đây còn là một kỷ niệm khó quên. Gần 50 năm trôi qua, bộ xương cánh tay của ông Hùng được bác sĩ Sam cất giữ cẩn thận trong chiếc hòm đựng kỷ vật của một thời quân ngũ. Rồi, bỗng một ngày vào năm 2010, khi mở nắp hòm ra để xem lại những kỷ vật, nhìn thấy bộ xương cánh tay của người lính Việt cộng năm xưa mà ông đặt tên là Charlie, ông cầm nó lên và đặt ngay ngắn trên ngăn tủ của phòng khách. Con cái, bạn bè thắc mắc, ông liền kể hết câu chuyện về nguồn gốc kỷ vật. Nghe xong câu chuyện, bạn bè và 2 người con đều khuyên ông Sam trả bộ xương về với chủ. Từ lời khuyên này, ông quyết định tìm lại người lính Việt cộng năm xưa để trả lại cánh tay.

Kế hoạch là vậy, song mãi đến năm 2012, gia đình ông Sam mới có dịp để đi du lịch đến Việt Nam. Ông đã đến TP Hồ Chí Minh rồi lên tỉnh Gia Lai, xuống Bình Định, ra Huế và sau đó là về quê hương của ông Hùng ở miền Bắc, nhưng manh mối về Charlie như bóng chim tăm cá. Rong ruổi một thời gian dài, may mắn thay, tại miền Bắc, ông Sam đã gặp được một cộng tác viên của báo Thanh Niên và kể lại câu chuyện cho người này nghe. Tháng 11-2012, câu chuyện của ông Sam đi tìm chủ nhân cánh tay phải được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng. Một bạn đọc ở TP Hồ Chí Minh sau khi đọc qua đã nhận ra nhân vật ông Sam đang tìm chính là ông Hùng mà mình quen biết nên đã phản hồi với cơ quan báo chí.

Biết tin người lính Việt cộng năm xưa còn sống, ông Sam vui mừng vô cùng, gia đình ông sắp xếp hành trang chuẩn bị quay lại Việt Nam. Ý nguyện của ông khá thuận lợi, khi ông sớm tìm được "khổ chủ" của cánh tay mà không gặp bất kỳ rào cản nào. Mọi người đều tạo điều kiện cho ông, kể cả việc cánh tay này lại là một trong những vật không được phép vận chuyển qua đường hàng không. Như dự định, ngày 1-7-2013, ông Sam đã cùng 2 người con và đứa cháu nội của mình từ Mỹ đến tận nhà trả lại xương cánh tay cho người Việt cộng bao năm tìm kiếm.

 
Người thương binh Việt Nam có cánh tay lưu lạc 50 năm trên đất Mỹ - ảnh 2
Hình ảnh lúc ông Hùng bị thương được cứu chữa.

Gặp lại vị bác sỹ bên kia chiến tuyến cũng là ân nhân, cùng với một phần cơ thể đã mất từ lâu của mình, ông Hùng nghẹn ngào không nói nên lời, trong lòng lâng lâng hạnh phúc. Ông không ngờ rằng, đến lúc gần đất xa trời được gặp lại vị ân nhân cứu mình, càng không ngờ rằng trên đời này lại có chuyện như vậy. Không giấu nổi niềm xúc động, với cánh tay còn lại, ông Hùng cứ ôm chặt người bạn Mỹ hơn mình 1 tuổi, hỏi rằng: "Lúc tôi đã bình phục, sao ông không giao tôi cho quân Việt Nam cộng hòa, mà lại đưa tôi lên An Khê?". Bác sỹ Sam trả lời: "Không hiểu sao, sau khi cưa cánh tay của ông, nhìn thấy ông, tôi thương quá, lương tâm mách bảo tôi phải làm như vậy. Lúc về nước, tôi cũng chẳng hiểu sao mình lại nhặt cánh tay của ông bỏ vào hành lý, tới giờ này, tôi cũng không hiểu lúc đó tôi giữ nó để làm gì".

"Chẳng bao giờ tôi nghĩ có người sẽ giữ bộ xương cánh tay bên mình. Lòng nhân đạo của bác sĩ Sam quá cao đẹp. Lúc chia tay, lời cảm ơn chân thành nhất tôi gửi đến đó là chúc gia đình vị bác sỹ tài đức luôn tràn ngập hạnh phúc" - Ông Hùng nghẹn ngào. Khi chúng tôi đặt câu hỏi: Nếu là ông, khi có được cơ hội giữ cánh tay đã cắt ra từ cơ thể mình, ông có làm việc này không? "Dù là xương máu của mình, nhưng tôi cũng chẳng bao giờ làm việc đó. Do đó, tôi thấy việc làm của ông Sam quá đỗi nhân đạo, trên thế giới này chắc chỉ có mỗi ông ấy làm vậy. Tôi sẽ để cánh tay này trên tủ ngay giữa nhà để mọi người thấy đó là câu chuyện hoàn toàn có thật" - Ông Hùng trả lời.

Nguồn: Xuân Hoàng - Tiêu Cương (Báo Biên phòng)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !