Người thầy "giàu có" treo thưởng cho học trò là mì tôm, cá khô

Lắng nghe câu chuyện của thầy Hồ A Chương, chúng ta sẽ thêm trân quý hai tiếng “người thầy” thân thương, một biểu tượng của sự mẫu mực, trí tuệ và nhân văn.

Hơn 15 năm đứng trên bục giảng, thầy giáo Hồ A Chương - người dân tộc thiểu số Vân Kiều (trường Tiểu học Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) không chỉ là tấm gương về tinh thần vượt khó, tâm huyết với nghề, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục mà còn là người gieo niềm vui học tập, chắp cánh ước mơ cho học trò nghèo.

Trường Tiểu học Thuận, nơi thầy Chương công tác là nơi đào tạo cho học sinh phía nam huyện Hướng Hóa, giáp biên giới với nước bạn Lào. Cuộc sống người dân nơi đây còn rất nhiều khó khăn.

“Tôi không thể nào quên cảnh ngày trước khi đường xá đi lại còn khó khăn, bùn lầy ngập đường, những chiếc cầu nhỏ ngập lụt khi có mưa gió lớn, cả thầy và trò đều phải cố gắng không ngừng mới có thể đến trường.

Chính trong điều kiện khắc nghiệt, tôi càng quyết tâm gắn bó với trường, với học trò thân yêu. Trong 15 năm nghề dạy học và 10 năm gắn bó với trường Tiểu học Thuận, tôi luôn biết ơn cuộc sống và nghề dạy học đã cho tôi nhiều giá trị quý báu, đặc biệt là tình yêu thương”, thầy Chương nói.

{keywords}
Thầy Hồ A Chương thầm lặng chắp cánh ước mơ cho học trò nghèo.

Thầy Chương kể, học sinh của thầy đều là người dân tộc Vân Kiều, bố mẹ các em chỉ trồng chuối, trồng sắn quanh năm. Có những năm mưa nhiều khiến sắn thì thối, chuối thì đổ nên thu nhập của gia đình các em dường như bằng không.

“10 năm công tác tại trường Tiểu học Thuận, có những lần học sinh nghỉ học 4-5 ngày liền mà không báo lí do. Đường đến nhà các em có những đoạn không thể đi xe nên tôi đi bộ mấy cây số đến nhà tìm hiểu.

Hỏi ra mới biết, sắn thối, chuối đổ, gia đình kiệt quệ nên muốn con ở nhà đi làm thuê cho nhà khác trong bản kiếm thêm ít thu nhập. Nhìn đôi bàn tay gầy gò, xanh xao, khuôn mặt rầu rĩ, xám ngắt của học trò mà thương quá.

Có những bạn còn nói “thầy ơi, tuần nay nhà con ăn chỉ có sắn, con thèm một bát cơm với cá". Thế là dù túi quần còn vài đồng bạc lẻ, tôi dẫn học sinh ra mua gạo, mua 10 nghìn cá khô. Nhìn học trò ăn bát cơm cá khô ngon lành mà thắt ruột gan.

Ở tuổi các em đáng lẽ phải được yêu thương, chăm sóc tốt hơn nhiều. Tôi động viên các em phải chịu khó đến trường, học con chữ thì sau này mới bớt khổ”, thầy Chương kể.

Năm nào cũng thế, cứ đến đầu năm học là thầy Chương phải đến nhà học trò để vận động các em đến trường. Thấy nhiều nhà than không có tiền mua sách vở, quần áo cho con đi học là thầy Chương lại vận động, quyên góp quần áo và sách cũ giúp đỡ học sinh.

“Có những em không muốn đến trường tôi còn phải treo phần thưởng là nếu ngoan ngoãn chăm chỉ đến trường thầy sẽ mua mì tôm, cá khô để thưởng. Phần thưởng của tôi tuy không nhiều nhưng cũng tiếp thêm cho các em động lực đến trường.

Cứ vậy, các em có khó khăn đến đâu tôi lại tìm cách gỡ đến đó. Bố mẹ không muốn các em đến trường thì tôi đến nhà vận động, các em không có quần áo thì tôi quyên góp quần áo, các em không có vở viết thì tôi cho vở… Từ miếng cơm, giấc ngủ đến chuyện học hành các thầy cô đều cố gắng lo cho học sinh. 

Hơn ai hết, tôi thấu hiểu các học sinh vùng cao thiệt thòi thế nào, nếu các em không học, không hiểu biết thì cuộc đời các em lại lặp lại những chuỗi ngày đói khổ, vất vả giống y như bố mẹ mình. Vậy nên tôi càng nỗi lực tìm mọi cách đưa các em đến trường”, thầy Chương tâm sự.

{keywords}
Con đường đến trường của thầy Chương những năm 2018 về trước.

“Nghề giáo tuy có nghèo về vật chất nhưng với tôi đó là nghề “giàu có nhất”, đó là sự giàu có về tình thương, về lòng nhân ái, về sự tận tụy với nghề với người...

Đáp lại những hy sinh ấy, nghề giáo luôn được mọi người tôn vinh là “nghề cao quý”, không chỉ học sinh dành tình cảm, lòng yêu thương cho cô thầy, thứ mà có bạc tiền nhiều cũng không dễ gì mua được mà chính các bậc phụ huynh cũng luôn gọi thầy cô giáo của con mình bằng hai chữ “thầy cô” một cách đầy trân trọng. Nếu được chọn lại dù khó khăn tôi vẫn chọn nghề giáo”, thầy Chương tâm sự.

Đối với học sinh nghèo vùng dân tộc khó khăn, cha mẹ cho con đi học là sự giằng xé giữa cái ăn và con chữ. Khi nhìn thấy các con đến trường, thấy các con chịu đọc, chịu viết, thầy Chương và những đồng nghiệp của mình mừng lắm vì đã phần nào bù đắp cho cuộc sống vốn rất thiếu thốn của các em.

Nhiều em mơ ước được đi học đại học và vươn xa, đó là động lực để những người giáo viên như thầy Chương nỗ lực bám trụ, chắp cánh ước mơ cho các em.

Hoàng Thanh

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Đang cập nhật dữ liệu !