Người hạ gục chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trong Chiến dịch Hồ Chí Minh là ai?

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Đại úy Nguyễn Văn Toản là người bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay đầu tiên. Đặc biệt, trong hai ngày đầu tiên của chiến dịch ông đã liên tiếp bắn rơi tại chỗ 2 máy bay Mỹ chỉ với 2 quả đạn tên lửa A72.

Trong cuộc đời quân ngũ, Đại úy Nguyễn Văn Toản đã tham gia rất nhiều trận đánh, nhưng ông luôn nhớ về trận đánh đầu tiên tại chốt Đức Huệ (tỉnh Long An). Khi đó, trận địa được đặt trên đồi Lầy cách hàng rào của chốt địch khoảng 200m, không có điều kiện làm hầm hố công sự, mà chỉ lợi dụng cỏ lác cao làm vật che khuất. Do đó, hàng ngày, những cán bộ, chiến sĩ phải chịu mưa bom bão đạn quanh mình và chịu cả những thương vong do đạn pháo bắn thẳng, cối pháo từ trong chốt bắn ra và từ các chi khu bên cạnh bắn chi viện tới.

Người hạ gục chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trong Chiến dịch Hồ Chí Minh là ai? - ảnh 1

Đại úy Nguyễn Văn Toản

Khoảng 16h ngày 16/4/1974, giữa lúc hàng chục khẩu pháo các nơi của địch bắn cấp tập vào các địa điểm quanh chốt mà chúng khả nghi có trận địa phòng không thì địch ở trong chốt cũng đồng loạt mở các đợt tấn công với quy mô lớn, đánh phá ác liệt vào lực lượng của ta. Đúng lúc đó 1 chiếc C- 130 xuất hiện, chuẩn bị đổ quân tiếp viện. Tình thế lúc này rất cấp bách nhưng đứng lên bắn máy bay chắc chắn bị địch phát hiện và dễ phải trả giá bằng tính mạng của cả đơn vị. Ông Nguyễn Văn Toản khôn khéo quỳ xuống để quả đạn A72 lấp dưới chiều cao của cỏ lác. Khi bắt được tín hiệu máy bay, đến giây thứ 15, ông giữ chặt ống phóng trên vai từ từ đứng lên, bằng động tác nhanh gọn, chính xác phóng tên lửa tiêu diệt máy bay ở giây thứ 20. Chiếc C130 dính quả tên lửa bốc cháy, nổ tung hòm đạn, tổ giặc lái cùng số quân ngụy trên máy bay bị phá hủy, tiêu diệt hoàn toàn.

Người hạ gục chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trong Chiến dịch Hồ Chí Minh là ai? - ảnh 2

Ông Nguyễn Văn Toản trong tư thế chiến đấu bắn máy bay Mỹ trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Sau chiến công đầu với cách đánh độc đáo này, ông Nguyễn Văn Toản còn ghi dấu với hai trận đánh thành công và đặc biệt xuất sắc tại thị trấn Lộc Tấn và Lộc Ninh, khi một mình ông đã vác cả bộ khí tài A72 nặng gần 20kg, dồn hết sức lực chạy lên đỉnh cao gần 500m phóng tên lửa trúng bụng một máy bay C130. Đây là chiếc máy bay bị bắn rơi ở độ cao lớn nhất của tên lửa A72 (độ cao bằng 3500m) trong khi độ cao hiệu quả của tên lửa A72 chỉ là trên 2.300m. Vượt trội so với lý thuyết 1300m. 

Ở trận đánh thứ 3, ông lại trở nên nổi tiếng với cách đánh trí tuệ, như trận ngày 15/1/1975 khi kẻng báo động đúng 2 nhịp 6 tiếng thì đạn đã ở trên vai ông, nguồn điện đã mở, đạn đã đủ điều kiện sẵn sàng chiến đấu, trên bầu trời quốc lộ 1A xuất hiện 1 chấm đen lao vun vút, ông nhanh chóng bắt tín hiệu máy bay trước tham số khoảng 5- 6 giây (theo lý thuyết chuyên gia quân sự Liên Xô dạy thì phải bắt máy bay sau tham số 2 giây), bóp cò nhanh gọn bằng chế độ tự động, đạn tên lửa lao trúng bụng máy bay, chiếc máy bay rơi cách trận địa 1.500m. Toàn bộ trận đánh hiệu quả này diễn ra chưa đầy 1 phút.

Trong 16 năm liên tục làm nhiệm vụ ở nơi chiến trường gian khổ, ác liệt, Đại úy Nguyễn Văn Toản đã tham gia nhiều trận đánh tiêu biểu, bắn rơi tại chỗ 5 máy bay và được tặng thưởng 5 huy hiệu Dũng sĩ diệt máy bay, 1 huy hiệu Bác Hồ, cùng nhiều bằng giấy khen của các mặt trận ông đã từng tham gia. 

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào ngày 13/3/1975, chỉ với 1 quả đạn A72 ông Toản đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay A37. Trận đánh diễn ra tại 2 chốt An Thạnh và bến Cầu - Gò Dầu, Tây Ninh. Trận chiến đấu đã diễn ra vô cùng ác liệt, địch lợi dụng có công sự kiên cố chống trả quyết liệt. Pháo địch trong thị trấn Gò Dầu và chi khu quân sự Trà Cao chi viện bắn cấp tập vào đội hình của ta. Trên trời có 3 chiếc A37 lao đến ném bom. Với tinh thần sẵn sàng hy sinh vì lợi ích của chiến dịch, vì sự an toàn của đồng đội. Khi chiếc đầu tiên của tốp A37 vừa bổ nhào ném bom ngóc lên, khói bom còn nồng nặc tối đen cả trận địa, ông bình tĩnh đứng bên ruộng lúa nước. Bằng quả đạn đầu tiên, ông đã bắn rơi tại chỗ 1 chiếc A37 cách tuyến bộ binh của ta 500m, tiêu diệt giặc lái. Hai chiếc còn lại ném bom vu vơ rồi tháo chạy. Máy bay rơi, địch trong chốt hoang mang, thừa cơ bộ binh ta xông lên giải phóng hoàn toàn 2 chốt nói trên.

Tiếp ngay trong ngày hôm sau 14/3/1975, cũng tại chốt An Thạnh, trên trời phía địch huy động 1 tốp F5 tìm mục tiêu sẵn sàng ném bom phản kích. Chiếc L19 bay thấp ngó nghiêng chỉnh cho pháo bắn cấp tập vào đội hình của ta và bắn pháo điểm cho máy bay ném bom. Phát hiện ra chiếc L19 quá lợi hại, bất chấp mưa bom bão đạn quanh mình, ông Toản ghé lưng vào một gốc dừa làm vật che chắn phóng tên lửa bắn cháy tại chỗ chiếc L19. Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong hai ngày đầu tiên của chiến dịch, chỉ với 2 quả đạn, AHLLVT Nguyễn Văn Toản đã bắn rơi tại chỗ 2 máy bay tiêu diệt toàn bộ giặc lái, bảo vệ vững chắc và chi viện đắc lực kịp thời cho bộ binh trong những tình huống và thời điểm ác liệt nhất.

Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đại úy Nguyễn Văn Toản được điều đi làm nhiệm vụ ở biên giới Tây Nam, rồi sau đó là biên giới phía Bắc năm 1979 và biên giới Thái lan – Campuchia. 16 năm liên tục kiên cường làm nhiệm vụ tại những chiến trường ác liệt và gian khổ nhất, ông về quê hương tại Lâm Thao, Phú Thọ nghỉ chế độ năm 1986 với quân hàm Đại úy và thương binh hạng ¾. Năm 2015 vừa qua, với những chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến tranh chống Mỹ, ông đã vinh dự được trao tặng danh hiệu AHLLVTND.                                                                                                                              

Bích Phượng

AK-308 'sát thủ mới của Kalashnikov’ với loạt công nghệ siêu hiện đại

Với những nâng cấp công nghệ hiện đại, phiên bản súng trường AK-308 mẫu 2025 hứa hẹn mang lại hiệu suất vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các lực lượng quân sự toàn cầu.

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Đang cập nhật dữ liệu !