Người dân nông thôn Ấn Độ lâm cảnh nợ nần chồng chất vì dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 khiến hàng triệu người mất việc làm và đẩy nhiều gia đình ở vùng nông thôn Ấn Độ vào cảnh nợ nần chồng chất, thiếu ăn hàng ngày.

Cô Asha Devi không thể nhớ được bản thân đã không có gì để ăn trong bao nhiêu bữa, giữa lúc vật lộn tìm đủ thứ để nuôi sống gia đình 7 người ở vùng nông thôn hẻo lánh thuộc phía bắc Ấn Độ. Dịch Covid-19 đang khiến tình trạng đói nghèo và nợ nần ngày càng trở nên nghiêm trọng tại các vùng nông thôn Ấn Độ.

Thâm chí, cô Devi (35 tuổi) đã phải cầm cố nốt mảnh đất để vay nợ khoản tiền 20.000 rupee (270 USD). Nhưng chỉ 6 tháng sau, gia đình cô đã cạn tiền. Người phụ nữ này phải dừng mua sữa, dầu ăn và chỉ mua đậu 1 lần trong vòng 10 ngày.

{keywords}
Nhiều người dân ở vùng nông thôn Ấn Độ đang lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì dịch Covid-19. (Ảnh: Reuters)

Khi dịch bệnh hoành hành, người chồng làm phụ hồ của cô Devi cũng rơi vào cảnh thất nghiệp và gia đình cô lại phải đi vay mượn thêm để sống qua ngày.

“Đôi khi tôi lên giường đi ngủ với cái bụng đói. Vào tuần trước, tôi nghĩ mình đã phải đi ngủ với cái bụng không có gì ít nhất là 2 lần, nhưng tôi không thể nhớ rõ”, cô Devi vừa nói vừa gạt nước mắt khi ngồi bên ngoài căn nhà đắp đất ở một ngôi làng thuộc bang Uttar Pradesh của Ấn Độ.

Cô Devi chia sẻ, chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đã hứa hẹn trao thực phẩm miễn phí cho người nghèo, nhưng khẩu phần chỉ có hạn và không đủ cho gia đình 7 người ăn.

Dịch bệnh bùng phát cùng lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 từ năm ngoái khiến hàng triệu người dân mất việc ở các thành phố lớn và thị trấn. Họ không còn lựa chọn nào khác là trở về các ngôi làng, nơi đang chứng kiến tỷ lệ người dân nợ nần ở mức cao.

Trong quá trình phỏng vấn 75 hộ dân với tổng cộng là 518 người sinh sống ở 8 ngôi làng thuộc bang Uttar Pradesh cho thấy, thu nhập hộ gia đình đã giảm trung bình gần 75%. Cụ thể, trước đại dịch, mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình là 815.00 rupee (10.960 USD) bị giảm xuống còn 220.000 rupee (2.960 USD).

Ngoài ra, gần 2/3 hộ gia đình được khảo sát đang mắc nợ. Tổng số nợ của các hộ này là 6,12 triệu rupee (82.250 USD).

Trước thời điểm dịch Covid-19 xuất hiện, chồng của cô Devi làm phụ hồ ở bang Punjab và đây là nguồn thu nhập chính của cả gia đình. Nhưng giờ công việc không còn, chồng cô Devi trở về nhà và vật lộn đi tìm kiếm công việc khác để kiếm thu nhập.

Tương tự như chồng của cô Devi, nhiều người dân trong làng đã tụ tập mỗi ngày gần một lò gạch với mong muốn có được công việc kiếm sống.

Các chuyên gia kinh tế Ấn Độ nhận định, số tiền nợ lớn cùng mức thu nhập thấp ở vùng nông thôn sẽ khiến quá trình khôi phục nền kinh tế sau đại dịch bị kéo lùi.

“Nó sẽ tạo ra tác động lớn và lâu dài cho quá trình phục hồi kinh tế. Hoạt động tiêu dùng cá nhân và đầu tư đều bị ảnh hưởng. Cần tìm ra cách để trao tiền vào tay người dân”, Reuters dẫn lời ông N.R. Bhanumurthy, nhà kinh tế học tại Trường Kinh tế B.R Ambedkar ở Bengaluru.

Chính phủ Ấn Độ từng đưa ra mức dự báo tăng trưởng 10,5% cho năm 2021 – 2022. Nhưng khi làn sóng Covid-19 thứ 2 xuất hiện, chính phủ nước này đã buộc phải hạ mức dự báo.

Cô Juggi Lal (35 tuổi), một nông dân cho hay bản thân phải vật lộn kiếm sống để mua thuốc cho người chồng khuyết tật, trong khi cô hiện không có việc làm và cũng đang nợ số tiền 60.000 rupee (806 USD).

“Mỗi sáng thức dậy tôi lại nghĩ mình sẽ có việc gì để làm và bằng cách nào tôi có thể sống được qua ngày”, cô Lal chua xót nói.

Ngay cả những gia đình có truyền thống buôn bán lâu đời cũng đang rơi vào cảnh cầm cự kiếm sống. Điển hình, cửa hàng tạp hóa của ông Gosh Mohammed (43 tuổi) ở bang Uttar Pradesh từng có doanh thu 8.000 rupee (107 USD) mỗi ngày, nhưng giờ chỉ còn là 1.000 rupee (13,5 USD).

Theo số liệu của Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ (CMIE), tỷ lệ thất nghiệp ở vùng nông thôn Ấn Độ trước đại dịch là khoảng 6%, nhưng đã tăng lên thành 8,75% vào tháng Sáu. Trong khi đó, vùng nông thôn lại đang là nơi sinh sống của 2/3 dân số Ấn Độ.

Nước muối và kháng sinh được ‘phù phép’ thành vắc-xin Covid-19 ở Ấn Độ

Nước muối và kháng sinh được ‘phù phép’ thành vắc-xin Covid-19 ở Ấn Độ

Nhiều trung tâm tiêm phòng ở Ấn Độ nhẫn tâm biến nước muối và kháng sinh thành vắc-xin Covid-19 để tiêm cho người dân. 

Minh Thu (lược dịch)

Hành khách cố tình giấu ốc sên trong hành lý đi qua sân bay

Nhân viên hải quan tại một sân bay của Mỹ đã tịch thu 6 con ốc sên châu Phi khổng lồ được giấu trong vali của hành khách.

Chuyến thăm ‘chưa từng có’ của cựu lãnh đạo Đài Loan tới Trung Quốc đại lục

Văn phòng của ông Mã Anh Cửu xác nhận cựu lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) sẽ tới thăm Trung Quốc đại lục trong tháng này.

Câu chuyện về tiếp viên hàng không Canada vướng vòng lao lý vì 210kg ma túy

Nữ tiếp viên hàng không người Canada Christina Carello đã bị bắt giam ở Dominica vì liên quan tới nghi án vận chuyển 210kg ma túy, nhưng sau rất nhiều nỗ lực, cô đã được minh oan.

Cựu ‘phó tướng’ nói về nguy cơ ông Trump bị bắt và chuyện biểu tình

Cựu Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence lên án cuộc điều tra của Công tố viên quận Manhattan nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump, đồng thời nêu quan điểm về chuyện biểu tình nếu ông Trump bị bắt.

Biết sự thật sau 18 năm, cô gái vẫn khăng khăng gọi kẻ bắt cóc là ‘Mẹ’

Mất tích tại bệnh viện chỉ 8 tiếng sau khi chào đời, thiếu nữ biết sự thật sau 18 năm vẫn gọi kẻ bắt cóc là ‘Mẹ’.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump bị truy tố?

Chính trường Mỹ đang dậy sóng trước thông tin cựu Tổng thống Donald Trump có khả năng bị truy tố ở New York vì một cáo buộc vi phạm xảy ra cách đây gần 7 năm, trong lúc ông vận động tranh cử năm 2016.

Trung Quốc lên án các nhà lập pháp Anh thăm đảo Đài Loan

Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh lên án một nhóm các nhà lập pháp của xứ sở sương mù tới thăm đảo Đài Loan (Trung Quốc) bất chấp sự cực lực phản đối của Bắc Kinh.

Vụ cướp ngân hàng táo bạo nhất trong lịch sử

Tại Anh, trong thập niên 70, một băng cướp đã biến câu chuyện về thám tử Sherlock Holmes thành sự thật khi tạo ra vụ cướp ngân hàng táo bạo nhất lịch sử thế giới.

Bị khỉ lao vào tấn công, người phụ nữ phải khâu hơn 180 mũi

Con khỉ lao vào xé toạc tai, giật tóc của nạn nhân, và còn tát vào mặt một người đàn ông, trước khi nó bị bắn chết.

Lý do Bull Pháp là giống chó được yêu thích nhất ở Mỹ

Theo thống kê năm 2022 của American Kennel Club (AKC) – câu lạc bộ chó kiểng Mỹ, lần đầu tiên sau 31 năm, Labrador Retriever không còn là giống chó được ưa chuộng nhất ở Mỹ. Thay thế vị trí của nó là chó Bull Pháp dễ thương và nhỏ nhắn.

Đang cập nhật dữ liệu !