Người Anh nhận kỷ lục ‘kém vui’
The Guardian đưa tin, tỉ lệ đói nghèo của các gia đình Anh đã đạt mức cao kỷ lục trong thế kỷ 21. Chi tiêu của dân số lao động ở Anh đã tăng mạnh do giá thuê nhà và chi phí cho trẻ em tăng vọt.
Theo đó, Viện Nghiên cứu Chính sách Công (IPPR) ước tính rằng tỉ lệ nghèo ở các gia đình lao động đã tăng từ 13% năm 1996 lên 17,4% vào tháng 3/2020, mức cao nhất kể từ đầu thế kỷ.
Các nhà phân tích giải thích sự gia tăng nghèo đói là do 4 yếu tố: chi phí nhà ở tăng, tiền lương tăng chậm, giá thuê cao, không thể so sánh về quy mô với phúc lợi xã hội và chi phí dịch vụ chăm sóc trẻ em cao.
Tỉ lệ đói nghèo của các gia đình Anh đã đạt mức cao kỷ lục trong thế kỷ 21. (Ảnh: Pixabay) |
Ngoài ra, các gia đình lao động ngày càng phải vay nợ để tiết kiệm tiền và có lối sống không lành mạnh. Theo IPPR, các gia đình không thể mua nhà riêng đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại hơn các chủ sở hữu bất động sản, vì tiền thuê nhà đã tăng 1,5 lần trong 25 năm qua, cao hơn nhiều so với lạm phát.
Theo dữ liệu thu thập trước khi có đại dịch Covid-19, tình trạng nghèo đói của một số gia đình diễn ra mạnh mẽ nhất ở London, Wales và miền bắc nước Anh.
Những người nghèo nhất là những gia đình có từ ba con trở lên. Có hơn 42% trong số này trong tổng số các gia đình nghèo.
Chuẩn nghèo được định nghĩa là 60% thu nhập trung bình (mức trung bình mà 50% dân số cao hơn và thấp hơn so với nửa dân số còn lại) của các gia đình. Trong năm 2018-2019, người nghèo ở Anh được coi là những người độc thân có thu nhập hàng tuần dưới 147 bảng Anh, các cặp vợ chồng có hai con nhỏ và thu nhập 354 bảng Anh mỗi tuần.
Theo ước tính, hiện nước Anh có khoảng hơn 4 triệu trẻ em đang sống trong cảnh nghèo đói và một phần ba trong số đó phải sống dựa vào những bữa ăn miễn phí ở trường. Và sự thật khó tin nữa là, đối với nhiều em trong số đó, bữa ăn miễn phí ở trường là bữa ăn duy nhất mà chúng có trong ngày. Đại dịch đã khiến nhiều phụ huynh ở Anh mất việc làm hoặc giảm giờ làm khiến thu nhập bị ảnh hưởng, không bảo đảm được cuộc sống.
Trước đó, các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) thường được coi là tiêu chuẩn vàng cho các chương trình phúc lợi. Chính phủ các nước đều triển khai các khoản ngân sách cứu trợ. Trong năm 2020, chính phủ các nước châu Âu cũng như Liên minh châu Âu đã chi hàng trăm tỷ euro để cứu các nền kinh tế, trong đó trọng tâm là bảo vệ các doanh nghiệp, tránh tối đa việc sa thải hàng loạt lao động. Tuy nhiên, do tiềm lực kinh tế khác nhau nên sự trợ giúp của mỗi chính phủ khác nhau.
Tại Pháp, chính phủ Pháp đã duy trì từ tháng 3/2020 chế độ trả đến 80% lương cho người lao động tại các doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động vì Covid-19. Đây là một chính sách vô cùng quan trọng giúp hàng triệu lao động Pháp duy trì được mức sống vừa đủ trong nhiều tháng qua. Chính phủ Anh cũng có một cơ chế tương tự (furlough scheme), cũng có thể trả tới 80-85% lương trung bình cho các lao động.
Hải quân Mỹ điều tàu sân bay ở châu Á tới Trung Đông làm gì?
Hải quân Mỹ sẽ cho điều động tàu sân bay USS Ronald Reagan từ châu Á tới Trung Đông trong mùa hè này để hỗ trợ quá trình rút quân khỏi Afghanistan.
Thanh Bình (lược dịch)