Ngực quá khổ, nữ giáo viên chỉ ao ước một lần mặc áo dài

Nhiều chị em rơi vào cảnh ngực phẳng như bờ tường, trong khi không ít chị em lại có ngực phì đại, quá khổ.

Chị Lê Thị C. (37 tuổi, ngụ tại TP.HCM) là giáo viên, tìm tới bác sĩ trong tâm trạng lo lắng, tự ti vì vòng ngực của mình quá lớn. Từ ngày còn thanh niên ngực chị đã rất to, sau sinh ngực càng to và chảy hơn. Ngực to khiến chị luôn tự ti thậm chí những ngày Lễ, ngày Tết các đồng nghiệp mặc áo dài chị C. cũng không dám mặc vì không thể vừa.

Không chỉ không mặc được áo dài, mà áo ngực mặc hàng ngày chị C., cũng phải đặt may riêng vì mua không có size nào vừa. 

Chị C. đã tìm hiểu nhiều về phẫu thuật thu nhỏ ngực nhưng vẫn e dè sợ đau. Khi sinh con thứ 2, ngực càng trễ hơn thậm chí vai chị lằn đỏ vì quai áo phải “đeo trọng lượng quá lớn”. Chị C. còn bị thoái hóa vai gáy vì ngực quá khủng. 

Không riêng gì chị C. tháng 6/2022, một bệnh nhân nữ cũng lặn lội từ Nha Trang vào TP.HCM để hi vọng cắt bớt ngực cho nhẹ người.

Ca phẫu thuật sa trễ ngực cho T.A. 

Nữ bệnh nhân cũng là nữ giáo viên vừa về hưu, tìm tới PGS Đỗ Quang Hùng – Chủ tịch Hội Phẫu thuật thẩm mỹ TP.HCM để xin tư vấn. Cả đời của bà không dám mặc áo dài vì tự ti vòng một quá khủng. Sau khi khám và tư vấn, bác sĩ quyết định phẫu thuật cắt ngực sa trễ cho bệnh nhân.

Trường hợp N.T.A, (22 tuổi, trú tại Đà Nẵng) cũng có ngực quá khủng. Gương mặt xinh xắn, học thức cao nhưng T.A khổ sở vì vòng 1 của mình quá nặng. Từ khi dậy thì vòng 1 đã phì đại hơn bạn bè, thậm chí nhiều khi học bài cô phải kê ngực lên bàn cho đỡ mỏi.

Khi đến bệnh viện khám bác sĩ cho biết do tuyến vú quá to nên cột sống đã bắt đầu biến dạng gây thoát vị đệm. Tuyến vú to quá còn đè nặng lên lồng ngực gây khuyết lõm cả hai lồng ngực ảnh hưởng tới chức năng hô hấp. Người bệnh rất cần một phẫu thuât thu nhỏ ngực để không chỉ cải thiện thẩm mỹ mà cả chức năng sống.

Theo PGS Đỗ Quang Hùng, ngực sa trễ không phải hiếm. Vài năm trở lại đây số ca đến khám vì ngực sa trễ ngày càng nhiều, có thể là do người dân đã có nhiều thông tin về phẫu thuật thẩm mỹ hơn họ không còn ngại ngùng nữa.

Ngoài ra, PGS Hùng cho rằng có thể do ăn uống quá nhiều chất cũng làm gia tăng phì đại vú. Nhiều người trẻ vừa dậy thì ngực đã quá khủng phải thu nhỏ lại.

Sa trễ ngực thường do các nguyên nhân như: sau sinh, cho con bú, thay đổi cân nặng đột ngột, hoặc do lão hóa ngực làm ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ cũng như giảm tự tin trong giao tiếp xã hội. 

Việc chỉnh hình ngực sa trễ đòi hỏi phải cải thiện độ nhô, mức độ xệ, phục hồi lại được độ đầy ở cực trên và đưa núm vú về vị trí tự nhiên.

Đối với vú phì đại lớn kèm theo sa trễ trầm trọng độ 3 trở lên, các phẫu thuật viên thường phải lựa chọn phương pháp cắt ghép núm vú hoặc tạo vạt da tuyến vú để di chuyển phức hợp quầng núm vú lên cao. Sau đó thể tích vú thừa sẽ được cắt bỏ và khâu lại theo dạng mỏ neo (chữ T ngược) hoặc hình kẹo mút (sẹo dọc hoặc L).

Cả 2 đường sẹo lớn này đều để lại kết quả chia cắt vú thành 2 – 3 phần bằng các đường ngang dọc không chạy theo 1 đường thẩm mỹ nào cả.

Đây là 2 đường rạch kinh điển được thực hiện phổ biến tại các nước Âu Mỹ nhưng lại có thể cho kết quả rất mất thẩm mỹ cho người châu Á, nhất là người Việt.

Kỹ thuật tạo hình thu nhỏ vú tối ưu phải đạt được mục tiêu thu nhỏ thể tích ngực nhưng vẫn phải duy trì hình dạng tính thẩm mỹ của vú, cộng với giữ được tối đa cảm giác, sức sống của núm vú cũng như khả năng cho bú sau này, nhất là cho các phụ nữ trẻ.

Nếu tuyến vú quá to không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khó khăn trong sinh hoạt mà có thể ảnh hưởng đến chức năng, gù vẹo cột sống, thoát vị đĩa đêm, biến dạng lồng ngực… Các bệnh nhân phì đại lớn hơn mức trung bình 300-350 gam có thể cần phẫu thuật để giảm thiểu các biến chứng trên. 

Khánh Chi

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !