Ngôi làng đỏ lửa 'thổi ra tiền' ở ngoại thành Hà Nội
Để làm ra những sản phẩm thủy tinh như ống đựng thuốc, vỏ bóng đèn hay những vật dụng bằng thủy tinh khác, phải trải qua rất nhiều công đoạn như: thổi, kéo, ép, cuốn…
Cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 30km, xã Thống Nhất (huyện Thường Tín) là địa chỉ nổi tiếng với nghề thổi thủy tinh truyền thống. Trước đây, nhà nào cũng liên tục đỏ lửa, tạo ra những sản phẩm thủy tinh trang trí, thủy tinh ứng dụng... |
Để tạo ra một sản phẩm thủy tinh phải thực hiện quy trình nhiều công đoạn. Các mảnh thủy tinh phải đảm bảo không bám bẩn và được phân loại theo màu khác nhau như xanh, trắng. Tùy theo yêu cầu của từng sản phẩm mà quy trình sản xuất có thể khác nhau như thổi, ép, kéo, cuốn… Tuy nhiên, phương pháp gia công truyền thống là thổi vẫn được nhiều người sử dụng. |
Miệt mài trong xưởng để làm mẻ dụng cụ y tế bằng thủy tinh, ông Lương Văn Trãi - người đã có hơn 25 năm với nghề thủy tinh chia sẻ: “Những năm gần đây, gia đình tôi không chỉ làm bóng đèn, ống nghiệm với cách tạo hình đơn giản mà còn làm thủy tinh trang trí có độ phức tạp, cầu kỳ như chuông gió, cây thông, 12 con giáp... Muốn theo nghề thổi thủy tinh, trước tiên, bản thân người thợ phải yêu nghề". |
Người thợ “quện” thủy tinh nóng chảy vào đầu một cái ống dài rồi kê miệng vào đầu kia của ống và thổi, khi đó, thủy tinh ở đầu kia phình ra. Trong lúc thổi, người thợ phải tạo hình và làm cho sản phẩm có độ dày thích hợp. |
Để làm ra được các sản phẩm ưng ý, người thợ lành nghề phải biết được độ “chín” của thủy tinh. Ban đầu khi mới tiếp xúc với lửa, thủy tinh sẽ có màu xanh, khi đốt đến độ, thủy tinh sẽ chuyển sang màu trắng. Lúc đó chỉ cần hà hơi thổi nhẹ, thủy tinh sẽ phồng ra to nhỏ theo ý muốn. |
Một số sản phẩm của làng nghề thổi thủy tinh ở xã Thống Nhất. |
Hiện tại cả xã Thống Nhất chỉ còn khoảng 20 người theo nghề thổi thủy tinh. Những người trẻ theo nghề chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi xưởng sản xuất thủy tinh đều có những bí quyết riêng từ công đoạn lựa chọn chất liệu thủy tinh cho tới nung nóng và tạo hình, để làm ra những sản phẩm có độ bền cao, độ trắng trong, đồng đều và an toàn. |
Nhiều hộ làm nghề thổi thủy tinh ở xã Thống Nhất hiện không chỉ sản xuất những sản phẩm truyền thống mà còn tìm tòi nghiên cứu để làm ra các vật dụng, thiết bị sử dụng trong lĩnh vực y tế, giáo dục. |
Để làm ra những sản phẩm thủy tinh như ống đựng thuốc, vỏ bóng đèn hay những vật dụng bằng thủy tinh khác, phải trải qua rất nhiều công đoạn như: Thổi, kéo, ép, cuốn… |
Trong các bước tạo hình thủy tinh, kỹ thuật thổi là quan trọng nhất. Người thợ phải điều tiết hơi thở sao cho nhịp nhàng, phù hợp với từng loại sản phẩm. Thậm chí, những người thợ lành nghề còn phải có thủ thuật giữ hơi thở để thổi vừa vặn với tạo hình mong muốn. |
Ngoài sự khéo léo để điều tiết hơi thở, người làm nghề cần có một sức khỏe tốt để chịu được sức nóng của ngọn lửa luôn đỏ rực trong suốt quá trình làm việc. Chị Tạ Thị Ngà, một trong những người con theo nghề này cho hay, trải qua nhiều năm tháng khó khăn để thích ứng với sự phát triển của xã hội và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, nhiều hộ làm nghề thổi thủy tinh truyền thống ở xã đã tìm tòi nghiên cứu để làm ra các mặt hàng mới, là những vật dụng, thiết bị trong lĩnh vực y tế, giáo dục... mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. |
Sau khi hoàn thành, những sản phẩm này sẽ được chuyển đến tay người tiêu dùng. Những sản phẩm thủy tinh tinh xảo của thương hiệu một thời "Thống Nhất" ngày nay vẫn được người dân ưa chuộng. |
Bảo Khánh
Chuyện ấm áp tình người ở khu chung cư bình dân TPHCM
Cuộc sống của gia đình tôi ngày một tốt hơn, nhiều khi muốn chuyển đến một chỗ ở tiện nghi, nhưng cái tình người ở chung cư đã níu chúng tôi lại.
Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa
Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Bảo hiểm Nhân thọ FWD lan tỏa thông điệp sống đầy theo cách đặc biệt
Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.
Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Cà Mau đón những đàn chim trở về
Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.
8X mở quán cơm 2.000 đồng/suất ở Gia Lai, bà con thoải mái vào ăn
Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.
Chàng trai 9X 7 năm làm điều đặc biệt trên hè phố Đà Nẵng
7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.
Nữ giúp việc phát hiện bọc vàng: Tôi run lắm, chưa bao giờ thấy nhiều vàng thế
Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.
Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động
Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.
Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng
Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.
Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng
“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.