Ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ 2/4: Con đã bật ra… tiếng nói

“Mẹ ơi, ba ơi”, nghe cậu con trai đến lúc năm tuổi mới bật ra những từ đơn giản này, anh chị vui trào nước mắt.

Chuyển nhà, đổi việc để con được "học cô Mai" 

Bé H.D. (P.Tam Hiệp, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) mới năm tuổi nhưng đã “đầu quân” vào ba trường nhà trẻ - mẫu giáo và hai trường giáo dục chuyên biệt. Mỗi khi chọn trường mới, vợ chồng chị K.D. tràn trề hy vọng về sự chuyển biến của con trai H.D., nhưng rồi lại sớm rơi vào tuyệt vọng vì con vẫn không phát âm được. 
Chưa kịp mừng vì con có vẻ bắt nhịp với trò chơi tập thể, chị lại thắt lòng khi thấy con lủi thủi chơi một mình ở góc lớp. Vợ chồng chị đành cho con nghỉ học và rồi cũng không biết làm gì tiếp theo, càng thêm loay hoay, hoang mang khi con ba tuổi, rồi bốn tuổi vẫn không nói được lời nào.

Một lần đưa con đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), chị K.D. được giới thiệu một người có kinh nghiệm mảng này: chuyên viên âm ngữ trị liệu nhi Nguyễn Thị Mai - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức (TP.Biên Hòa, Đồng Nai). Lần khác, chị tham gia một buổi khám từ thiện dành cho trẻ chậm phát triển, cũng lại được nghe tư vấn: “Chị hãy tìm cô Mai ở Trung tâm Hoàng Đức. Cô sẽ giúp chị, giúp bé”. 

Bé H.D. và niềm vui mỗi ngày được mẹ dắt tay đến trường - ẢNH: TUẤN ANH
Bé H.D. và niềm vui mỗi ngày được mẹ dắt tay đến trường - Ảnh: Tuấn Anh

Thời điểm ấy, gia đình chị K.D. đang ổn định cuộc sống tại Q.8, TP.HCM. Ngôi trường cô Mai nơi Biên Hòa xa xôi coi như đành lỗi hẹn, nhất là khi dịch COVID-19 lan tràn.

“Con mình tính khí ôn hòa, luôn tươi tỉnh, vui cười. Con chậm nói thì mẹ cứ… chờ, sớm muộn gì con cũng sẽ nói” - vợ chồng chị nghĩ vậy và trì hoãn mãi cho đến khi con bốn tuổi, muốn đi vệ sinh vẫn phải ú ớ trong họng rồi kéo tay ba mẹ nhờ dắt đi. Chị nhận ra con càng chậm nói càng không chơi với ai ngoài ba mẹ.

Anh chị quyết định sắp xếp lại cuộc sống, về ở nhà ba mẹ của chị ở Biên Hòa. Chị hằng ngày vượt mấy chục cây số đi làm tại TP.Thủ Đức, còn anh làm tận Q.7 (TP.HCM) nên đành nghỉ công việc vốn đang thuận lợi. 

Đến Trung tâm Hoàng Đức, với biểu hiện cơ bản là không có ngôn ngữ, tương tác xã hội hạn chế… bé H.D. được xác định “rối loạn phổ tự kỷ”, cần hỗ trợ âm ngữ trị liệu, gia tăng tương tác xã hội. Điều này nằm ngoài suy nghĩ của vợ chồng chị K.D. vì “bé chỉ chậm nói thôi mà”. Bỏ tất cả, dành hết tâm sức cho con nên anh chị càng nôn nóng kết quả. Hiểu điều này, các thầy cô đã chuẩn bị tâm lý cho anh chị chấp nhận bắt đầu một hành trình dài nâng đỡ con với sự đồng hành của thầy cô. 

Để con không bỡ ngỡ, tuần đầu, chị K.D. chỉ gửi bé học hai tiếng vào buổi chiều. Và điều kỳ diệu đã đến sau một tháng về trường mới: Bé đã gọi mẹ gọi ba, anh chị vui mừng trào nước mắt. 

“Có lần bị bệnh, ngồi chờ tới lượt bác sĩ khám, bé H.D. nép vào lòng mẹ thỏ thẻ: “Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con sợ!”. Nghe thương gì đâu, vậy mà bấy lâu bé “nhốt” tiếng nói trong người. Chị K.D. âu yếm nhìn con, miên man hồi tưởng lại những khoảnh khắc vỡ òa vui sướng khi nuốt từng lời bé thơ ngọng nghịu.

Cả nhà cùng hát

Từ chỗ không tập trung được năm phút, H.D. dần ngồi học được cả buổi. Từ chỗ thích gì cứ đến lấy, giờ bé đã biết khoanh tay xin cô hoặc năn nỉ mượn bạn. Cô dạy nói cả vế câu “cho xin xe” thay vì bé chỉ giơ tay đòi hoặc nói từ đơn “xe”.

Bé biết nói, người lớn mới phát hiện rằng từ lâu bé đã biết đọc chữ, nhưng không hiểu nghĩa. Dù không được ai dạy chữ nhưng bé đã sao chụp hình ảnh của chữ và lưu vào bộ não bằng cách đặc biệt nào đấy. Đi siêu thị, vào bãi xe, dạo trên đường, bé nhìn các bảng hiệu và đọc ro ro. Biết bé thích xe hơi, chị K.D. mua sách có nhiều hình, trong đó có xe hơi, cùng con đọc sách cho con bổ sung vốn từ và tìm hiểu nghĩa của từ. 

Trí nhớ của bé rất tốt. Đường đến siêu thị, trường học hồi ở nhà cũ phải qua nhiều cầu, quẹo nhiều ngả, mà hễ mẹ quẹo đường lạ là bé nhận ra ngay, liền chỉ tay, nghiêng người, dùng mọi ngôn ngữ của cơ thể để nhắc mẹ, tuyệt nhiên không bật ra một tiếng nào. Giờ thì bé khều mẹ, nhẹ nhàng nói: “Mẹ ơi! Đi đường này!”. Bé phát âm ngày một rõ hơn. Trước kia chỉ mình mẹ nghe hiểu, giờ đây cả đại gia đình đều thông suốt.

Thời điểm bé nghỉ học vì dịch COVID-19, thấy con cứ ở nhà quanh quẩn, chị K.D. sốt ruột nên xin cô gửi bài tập. Cô gọi video call hướng dẫn chị cách nắn miệng, vành môi rồi chị tập lại cho con. Với “rùa, voi, ve, bò, bé, mưa, cô Mai…”, chị kiên nhẫn tập chỉnh âm R, V, B, M… cho con trong suốt thời gian hạn chế ra đường và nghỉ thai sản sinh bé trai thứ hai. Khi chị đi làm lại, được cô Mai tập huấn từ xa, ba bé tiếp tục kèm cho con. Vợ chồng chị lên mạng kết nối với các phụ huynh có con tự kỷ để trao đổi kinh nghiệm.

Những ngày đầu có em, anh Hai H.D. tỏ vẻ sợ, không dám lại gần. Giờ đây, khi em một tuổi, đã biết đi, chạy, nói giỏi, hai anh em tự bày trò chơi xếp hình, chơi xe, chơi trốn tìm với nhau trong nhà. Có khi ba mẹ đi làm về, nghe tiếng líu lo hai anh em đọc thơ, hát những bài nhạc thiếu nhi, bài đồng dao “Chi chi chành chành…”, cả nhà cùng hòa giọng rộn rã. 

H.D. tuy chưa biết tự kể chuyện ở lớp (phải đợi mẹ hỏi, gợi ý mới kể) nhưng đã biết phán đoán tình huống xấu khi em bé ra cầu thang, bước chân xuống thềm nhà. Bé gọi giật “em!” rồi chạy ào đến dang hai cánh tay hùng dũng, chặn lại. Em vâng lời, quay vào chỗ an toàn, anh Hai mới thở phào và tươi cười, ôm hôn em.

Theo www.phunuonline.com.vn

Con trai lớp 3 nhà tiến sĩ viết văn tả 'mùi của mẹ' khiến nhiều người thích thú

Chị Nguyễn Thị Thu - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản), đã chia sẻ bài văn của con trai học lớp 3 lên Facebook nhận được sự yêu thích từ nhiều người.

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !