Ngày 7/1: Có 16.278 ca mắc COVID-19 tại 59 tỉnh, thành; Hà Nội tiếp tục nhiều nhất

Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.278 ca nhiễm mới, trong đó 24 ca nhập cảnh và 16.254 ca ghi nhận trong nước (giảm 163 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 11.423 ca trong cộng đồng).

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 06/01 đến 16h ngày 07/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.278 ca nhiễm mới, trong đó 24 ca nhập cảnh và 16.254 ca ghi nhận trong nước (giảm 163 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 11.423 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.723), Hải Phòng (795), Khánh Hòa (790), Bình Phước (716), Vĩnh Long (699), Cà Mau (676), Bình Định (667), Tây Ninh (583), Trà Vinh (498), TP. Hồ Chí Minh (489), Bến Tre (443), Hải Dương (443), Bắc Ninh (351), Quảng Ninh (345), Hưng Yên (319), Đà Nẵng (309), Thanh Hóa (275), Bà Rịa - Vũng Tàu (263), Hà Giang (263), Lâm Đồng (245), Thừa Thiên Huế (235), Kiên Giang (229), Cần Thơ (213), Bạc Liêu (210), Hòa Bình (197), An Giang (188), Quảng Ngãi (186), Quảng Nam (173), Nam Định (172),

Thái Nguyên (165), Bắc Giang (162), Quảng Trị (160), Vĩnh Phúc (157), Hậu Giang (148), Đồng Tháp (135), Thái Bình (132), Nghệ An (131), Đồng Nai (127), Bình Thuận (121), Đắk Nông (106), Phú Thọ (103), Hà Nam (98), Tiền Giang (97), Sơn La (96), Sóc Trăng (91), Yên Bái (73), Phú Yên (56), Quảng Bình (54), Bắc Kạn (53), Bình Dương (52), Ninh Thuận (39), Tuyên Quang (35), Long An (32), Lai Châu (32), Cao Bằng (31), Lào Cai (27), Kon Tum (23), Điện Biên (21), Gia Lai (2).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (-270), Hải Phòng (-128), Gia Lai (-102).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+443), Vĩnh Long (+180), Bà Rịa - Vũng Tàu (+111).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.021 ca/ngày.

- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 30 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (11), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

Ngày 7/1: Có 16.278 ca mắc COVID-19 tại 59 tỉnh, thành; Hà Nội tiếp tục nhiều nhất với 2.723 ca - Ảnh 1.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến tối ngày 7/1/2022

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.859.841 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 18.851 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.853.904 ca, trong đó có 1.476.231 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (506.902), Bình Dương (291.270), Đồng Nai (98.545), Tây Ninh (81.135), Hà Nội (62.174).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 14.633 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.479.048 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.006 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.239 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 884 ca

- Thở máy không xâm lấn: 140 ca

- Thở máy xâm lấn: 723 ca

- ECMO: 20 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 06/01 đến 17h30 ngày 07/01 ghi nhận 233 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (20) trong đó có 02 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (1), Tây Ninh (1).

+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (23 ca trong 2 ngày), Long An (16), Tiền Giang (14), Vĩnh Long (14), Bình Dương (12), Bến Tre (11), Cần Thơ (11), Sóc Trăng (11), An Giang (10), Kiên Giang (10), Hậu Giang (10), Đồng Tháp (9), Tây Ninh (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Bạc Liêu (7), Cà Mau (7), Bình Định (6), Khánh Hoà (6), Bình Phước (6), Bình Thuận (6), Quảng Ngãi (2), Huế (2), Đà Nẵng (2), Nghệ An (1), Gia Lai (1), Lâm Đồng (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 212 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.877 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.839.883 mẫu tương đương 75.500.440 lượt người, tăng 104.454 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 06/01 có 804.906 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 157.740.557 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.146.683 liều, tiêm mũi 2 là 70.529.369 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 9.064.505 liều.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới

- Cả thế giới có 300.972.234 ca nhiễm, trong đó 257.659.767 khỏi bệnh; 5.491.594 tử vong và 37.820.873 đang điều trị (92.889 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 269.876 ca, tử vong tăng 1.754 ca.

- Châu Âu tăng 105.375 ca; Bắc Mỹ tăng 27.457 ca; Nam Mỹ tăng 11.667 ca; châu Á tăng 44.969 ca; châu Phi tăng 2.006 ca; châu Đại Dương tăng 78.402 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 29.885 ca, trong đó: Indonesia tăng 518 ca,Thái Lan tăng 7.526 ca, Philippines tăng 21.819 ca, Campuchia tăng 11 ca, Đông Timor tăng 11 ca.

Ngày 7/1, Hà Nội thêm 2.725 ca mắc Covid-19, gõ cửa  tận nhà tiêm vét vắc xin cho nhóm nguy cơ cao

Ngày 7/1, Hà Nội thêm 2.725 ca mắc Covid-19, gõ cửa tận nhà tiêm vét vắc xin cho nhóm nguy cơ cao

Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, từ 18h ngày 06/01/2022 đến 18h ngày 07/01/2022, Hà Nội ghi nhận 2.725 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 655 ca bệnh cộng đồng, 2.070 ca bệnh đã được cách ly.

Khỏi Covid-19 đã 3 tháng vẫn ho, khó thở

Khỏi Covid-19 đã 3 tháng vẫn ho, khó thở

Từ trải qua những ngày sinh tử chiến đấu với Covid-19, nhiều người trở lại cuộc sống bình thường không còn như trước khi sức khỏe giảm trầm trọng.

Cụ bà 99 tuổi, nặng 38 kg, chưa tiêm vắc xin vượt qua Covid-19 ngoạn mục

Cụ bà 99 tuổi, nặng 38 kg, chưa tiêm vắc xin vượt qua Covid-19 ngoạn mục

Phải nằm cáng vào viện cấp cứu sau 21 ngày điều trị tích cực, cụ bà 99 tuổi nặng 38 kg chưa tiêm vắc xin đã vượt qua Covid-19 một cách ngoạn mục. Ra viện, cụ chỉ cần các con dìu ra xe để về nhà.

Theo suckhoedoisong.vn

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Đang cập nhật dữ liệu !