Ngày 17/4: Số mắc COVID-19 giảm xuống thấp nhất trong hơn 2 tháng qua, còn 14.660 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 17/4 của Bộ Y tế cho biết, số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm sâu, còn 14.660 ca. Đây là số mắc mới thấp nhất trong hơn 2 tháng qua. Trong ngày có gần 6.000 ca khỏi và có 10 trường hợp tử vong.

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 16/4 đến 16h ngày 17/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.660 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 14.660 ca ghi nhận trong nước (giảm 3.814 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 11.122 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.253), Yên Bái (801), Quảng Ninh (778), Phú Thọ (749), Nghệ An (746), Tuyên Quang (582), Thái Bình (477), Bắc Giang (534), Thái Nguyên (509), Đắk Lắk (482), Hải Dương (448), Vĩnh Phúc (441), Lào Cai (440), TP. Hồ Chí Minh (427), Bắc Kạn (398), Quảng Bình (398), Gia Lai (368), Hưng Yên (263), Lạng Sơn (258), Bắc Ninh (233), Cao Bằng (224), Sơn La (220), Hà Tĩnh (213), Quảng Nam (208), Ninh Bình (187), Nam Định (186), Bình Định (183), Hà Giang (181), Lâm Đồng (176), Quảng Trị (143), Bến Tre (142), Vĩnh Long (135), Điện Biên (135), Đà Nẵng (131), Đắk Nông (126), Bình Dương (124), Lai Châu (122), Hà Nam (120), Hòa Bình (115), Tây Ninh (114), Thanh Hóa (107), Phú Yên (103), Quảng Ngãi (99), Cà Mau (83), Bình Phước (69), Thừa Thiên Huế (68), Bà Rịa - Vũng Tàu (62), An Giang (42), Sóc Trăng (39), Long An (38), Bình Thuận (37), Kiên Giang (35), Khánh Hòa (28), Kon Tum (22), Cần Thơ (16), Đồng Nai (14), Bạc Liêu (11), Trà Vinh (7), Đồng Tháp (7), Hậu Giang (3).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-340), Phú Thọ (-321), Bình Phước (-287).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (+50), Sóc Trăng (+39), Bình Dương (+25).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 20.986 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.432.617 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 105.506 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.424.870 ca, trong đó có 8.934.029 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.533.658), TP. Hồ Chí Minh (606.626), Nghệ An (475.974), Bình Dương (382.676), Bắc Giang (380.351).

Tình hình điều trị COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 5.472 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.936.846 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.070 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 754 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 129 ca

- Thở máy không xâm lấn: 30 ca

- Thở máy xâm lấn: 154 ca

- ECMO: 3 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 16/4 đến 17h30 ngày 17/4 ghi nhận 10 ca tử vong tại: Kiên Giang (4), Bến Tre (3), Bình Phước (1), Cần Thơ (1), Đồng Tháp (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 19 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.944 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.401.126 mẫu tương đương 85.684.619 lượt người, tăng 23.825 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 16/4 có 182.326 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 209.483.478 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 192.227.208 liều: Mũi 1 là 71.422.066 liều; Mũi 2 là 68.533.814 liều; Mũi 3 là 1.505.636 liều; Mũi bổ sung là 15.063.168 liều; Mũi nhắc lại là 35.702.524 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.243.856 liều: Mũi 1 là 8.829.764 liều; Mũi 2 là 8.414.092 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 12.414 liều (mũi 1).

Theo suckhoedoisong.vn

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Đang cập nhật dữ liệu !