Ngày 14/2: Lần đầu số mắc COVID-19 cả nước lên đến 29.413 ca; tăng hơn so với hôm qua 3.000 F0

Bản tin dịch COVID-19 ngày 14/2 của Bộ Y tế cho biết cả nước có 29.413 ca mắc COVID-19, đây là lần đầu tiên ca mắc COVID-19 lên đến con số này, tăng hơn hôm qua hơn 3.000 F0...

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 13/02 đến 16h ngày 14/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 29.413 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 29.403 ca ghi nhận trong nước (tăng 3.031 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 20.924 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (3.507), Hải Dương (1.915), Hải Phòng (1.489), Nghệ An (1.385), Lạng Sơn (1.379), Nam Định (1.362), Thái Nguyên (1.275), Phú Thọ (1.053), Vĩnh Phúc (982), Ninh Bình (970), Bắc Ninh (922), Hòa Bình (897), Quảng Ninh (892), Đà Nẵng (787), Thanh Hóa (776), Bắc Giang (664), Quảng Nam (587), Gia Lai (579), Thái Bình (540), Hưng Yên (539), Bình Phước (469), Bình Định (437), Lào Cai (429), Sơn La (428), Quảng Bình (406), Yên Bái (347), Đắk Nông (309), Lâm Đồng (307), Quảng Trị (302), Phú Yên (288), TP. Hồ Chí Minh (285), Bà Rịa - Vũng Tàu (282), Đắk Lắk (235), Khánh Hòa (209), Hà Nam (201), Thừa Thiên Huế (200), Quảng Ngãi (165), Hà Tĩnh (159), Kon Tum (155), Cao Bằng (153), Cà Mau (145), Tuyên Quang (136), Lai Châu (118), Điện Biên (117), Hà Giang (100), Bắc Kạn (81), Bình Thuận (76), Bình Dương (63), Kiên Giang (50), Vĩnh Long (35), Đồng Nai (31), Bến Tre (29), Bạc Liêu (24), Trà Vinh (23), Tây Ninh (21), Đồng Tháp (18), Cần Thơ (14), Sóc Trăng (12), Ninh Thuận (12), Long An (10), Hậu Giang (9), Tiền Giang (7), An Giang (6).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nam Định (-532), Đắk Lắk (-300), Quảng Trị (-168).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lạng Sơn (+1.198), Gia Lai (+579), Hà Nội (+567).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 25.918 ca/ngày.

- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 198 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Ngày 14/2: Lần đầu số mắc COVID-19 cả nước lên đến 29.413 ca; tăng hơn hôm qua 3.000 F0 - Ảnh 1.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 14/2

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.540.273 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 25.723 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.533.101 ca, trong đó có 2.230.130 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (516.136), Bình Dương (293.363), Hà Nội (172.021), Đồng Nai (100.094), Tây Ninh (88.770).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.193 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.232.947 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.640 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 1.990 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 281 ca

- Thở máy không xâm lấn: 75 ca

- Thở máy xâm lấn: 279 ca

- ECMO: 15 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 13/02 đến 17h30 ngày 14/02 ghi nhận 91 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (1) ca từ các Tiền Giang chuyển đến.

+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (19), Đà Nẵng (11 ca trong 02 ngày), Kiên Giang (8 ca trong 02 ngày), Đồng Nai (7 ca trong 02 ngày), Nam Định (7 ca trong 02 ngày), Hải Dương (5 ca trong 02 ngày), Vĩnh Long (5), Trà Vinh (3), An Giang (2), Đồng Tháp (2), Hòa Bình (2 ca trong 02 ngày), Sóc Trăng (2), Thanh Hóa (2 ca trong 02 ngày), Bắc Giang (1), Bắc Ninh (1), Bình Định (1), Bình Dương (1), Bình Phước (1), Bình Thuận (1), Đắk Nông (1), Hà Giang (1), Khánh Hòa (1), Nghệ An (1), Ninh Bình (1), Quảng Bình (1), Quảng Nam (1), Tây Ninh (1), Thái Nguyên (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 88 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.037 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.765.228 mẫu tương đương 77.827.425 lượt người, tăng 51.533 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 13/02 có 247.072 liều vaccine phòng COVID-19được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 186.001.127 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.216.176 liều, tiêm mũi 2 là 74.742.958 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 32.041.993 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long làm trưởng đoàn tới làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

- Tiếp tục chỉ đạo các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn, tiêm chủng theo đúng số lượng vaccine phòng COVID-19 đã được cấp, không được để lãng phí vaccine.

- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.

Theo suckhoedoisong.vn

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Đang cập nhật dữ liệu !