Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Chiều 29/7, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đã tín nhiệm bầu bà Bùi Thị Thanh Hương nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Ngay trước đó, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã cổ phiếu NVB) đã tổ chức đại hội cổ đông bất thường, bầu bổ sung vào hội đồng quản trị hai gương mặt mới là bà Bùi Thị Thanh Hương và bà Trương Lệ Hiền. Như vậy, Hội đồng quản trị NCB có 5 thành viên gồm: ông Nguyễn Tiến Dũng, ông Phạm Thế Hiệp, ông Kido Tamaki, bà Bùi Thị Thanh Hương và bà Trương Lệ Hiền.

Hội đồng quản trị đã họp và tín nhiệm bầu bà Bùi Thị Thanh Hương vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB). Ông Nguyễn Tiến Dũng đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

{keywords}
Bà Bùi Thị Thanh Hương – tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB).

Bà Bùi Thị Thanh Hương sinh năm 1980, tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân năm 2001, nhận chứng chỉ Kiểm toán viên Độc lập năm 2005 (CPA - Bộ Tài chính), tốt nghiệp thạc sỹ loại giỏi ngành Quản trị kinh doanh tại Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG) năm 2012 và được cấp chứng chỉ Kế toán viên Công chứng Úc năm 2014 (CPA  Úc).

Bà Hương đã có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực kiểm toán - tài chính ngân hàng - quản lý điều hành doanh nghiệp. Theo đó, bà Hương đã nắm giữ các vị trí quản lý trong lĩnh vực quản trị chiến lược tại các tổ chức tài chính ngân hàng lớn như: Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính - chiến lược NH TMCP Tiên phong (TPB); Phó giám đốc phụ trách khối tài chính/kế toán trưởng Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SSB)… Đồng thời, bà Hương còn giữ vai trò CEO tại một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam - Sun Group.

Tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB), bà Bùi Thị Thanh Hương đã đóng vai trò quan trọng trong công tác tái cấu trúc ngân hàng. Bà Hương cũng là 1 trong 4 thành viên chủ chốt của TPB được nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”.

Năm 2018, sau khi rời vị trí Phó tổng giám đốc TPB, bà Hương đảm nhận vị trí CEO của Sun Group.

Ngân hàng Quốc dân (NCB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank), trước đó là Ngân hàng TMCP Nông thôn Sông Kiên. Navibank đổi tên thành Ngân hàng TMCP Quốc dân từ ngày 22/01/2014.

Việc bầu tân Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng như đổi mới công tác quản trị điều hành NCB là bước đi cần thiết và quan trọng trong bối cảnh NCB đang trong lộ trình tái cơ cấu theo đề án tái cấu trúc đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Việc tái cơ cấu NCB đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định, cần nhiều nỗ lực và quyết liệt hơn nữa để đảm bảo thực hiện thành công đề án tái cấu trúc.

Hội đồng quản trị NCB tin tưởng, với kiến thức được đào tạo bài bản, chuyên sâu, bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng như kinh nghiệm điều hành một tập đoàn kinh tế đa ngành, bà Bùi Thị Thanh Hương cùng với Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành và các cộng sự sẽ đưa NCB lên một bước phát triển mới và thành công hơn nữa. Theo đó, NCB sẽ trở thành ngân hàng số năng động và phát triển các dịch vụ tài chính cá nhân.

“Nhiều khó khăn, thách thức đang đặt ra cho Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành của NCB. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng với việc bổ sung nguồn lực, củng cố đội ngũ, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành sẽ giúp NCB thúc đẩy tái cấu trúc mạnh mẽ, tăng trưởng và phát triển, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho ngân hàng cũng như lợi ích của các cổ đông, nhà đầu tư”, tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bùi Thị Thanh Hương cam kết.

Anh Thư

Lãi suất 29/5: Tiếp tục giảm mạnh, gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi cao nhất?

VietA Bank, LPBank, NCB và NamA Bank là những ngân hàng mới nhất vừa giảm lãi suất huy động. Lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 6 tháng là GPBank 8,3%; ABBank 8,2%; NCB 8,1%; VietABank 8%...

Giảm đến 50% cước phí khi gọi taxi qua ví VNPAY, ứng dụng ngân hàng

Từ nay đến 30/6, người dùng gọi taxi trên ví VNPAY và các ứng dụng ngân hàng sẽ nhận được nhiều mã giảm từ 30 - 50%.

Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước đã 'làm sạch' 25 triệu thông tin tín dụng

Việc hoàn thành xác thực hàng chục triệu thông tin khách hàng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của ngành ngân hàng như chấm điểm tín dụng, xác thực khách hàng trực tuyến, xác thực thông tin đa chiều...

Lãi suất ngày 26/5: Ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất đã giảm sốc

Sáng 26/5, ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất cũng bắt đầu giảm lãi suất, trong khi có nhà băng giảm lần thứ 4 kể từ đầu tháng. Nhóm Big4 tiếp tục hạ lãi suất huy động.

Hàng trăm ngàn tỷ đồng được cho vay sau giảm lãi suất

Vietcombank giảm lãi suất đồng loạt 0,5% trong 4 tháng, 130.000 khách hàng được giảm lãi suất. Số tiền lãi suất được giảm tương đương 800.000 tỷ đồng. MB tung ra 120.000 tỷ đồng các gói tín dụng lãi suất thấp.

Lãi suất ngày 24/5: Giảm ngay lập tức, gửi tiền ngân hàng nào lợi nhất?

Một ngân hàng giảm lãi suất huy động lần thứ hai chỉ trong vòng 3 ngày. Đây là nhà băng đầu tiên giảm lãi suất huy động tới 3 lần chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng.

Sếp chứng khoán Agribank: Dành 5-10 triệu/tháng đầu tư, lãi nhân đôi sau 2 năm

Nếu đem tiền gửi tiết kiệm, sau 10-12 năm giá trị tài sản sẽ tăng gấp hai lần. Nhưng nếu đầu tư vào chứng khoán hay bất động sản, chỉ sau hơn hai năm tài khoản sẽ nhân đôi.

Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa chính thức điều chỉnh hạ lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi ở một số kỳ hạn.

Lãi suất ngày 23/5: Vẫn có khách 'ngoại lệ', ngân hàng nào trả lãi cao nhất?

Đã có hơn 20 ngân hàng công bố giảm lãi suất tiết kiệm tính từ đầu tháng 5. Hôm nay (23/5) ngân hàng nào đang trả lãi suất tiết kiệm cao nhất?

230 nghìn tỷ huy động chống dịch Covid-19 được tiêu thế nào?

Đoàn giám sát vừa báo cáo Quốc hội kết quả giám sát “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.