Ngậm đắng vì săn sale qua mạng
Chị Lê Thị Hường (TP.HCM) chia sẻ bản thân chị vốn là người thích mua hàng trực tuyến vì ngại đông đúc ở các cửa hàng, chợ, cũng như siêu thị.
Chị Hường mua trực tuyến từ hàng nhu yếu phẩm cho tới quần áo, mỹ phẩm cho cả gia đình.
Gần đây, chị Hường đặt mua hàng qua một tài khoản nhận oder hàng chính hàng vào dịp BlackFirday. Chị không ngần ngại vì cũng kiểm tra là người có nhiều bạn bè facebook chính chủ nên chị mua cho cả gia đình rất nhiều đồ nào từ giày, dép tới quần áo.
Người bán cho biết mua trên Web của Trung Quốc nhưng vẫn đảm bảo hàng chính hãng, không phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tuy nhiên, khi nhận hàng thì đó là sản phẩm hàng fake. Chị Hường thắc mắc thì người bán hàng cho rằng đó là chính hãng, không phải hàng nhái, hàng giả.
Hai người tranh luận qua lại, vì hàng đã chuyển khoản nên bản thân chị Hường muốn trả ngược hàng người bán cũng không nhận.
Lúc này chị Hường mới biết mình mua phải hàng kém chất lượng vì đã quá tin vào người bán hàng.
Trên diễn đàn hội nghiện hàng authentic cũng có nhiều người than thở ngậm đắng nuốt cay vì ham của rẻ săn sale trên mạng qua các sales nhưng khi mua về hàng không đúng - hàng gia công, hàng Trung Quốc hoặc Việt Nam xuất khẩu thông thường.
Trường hợp chị Vũ Thị Ngoan (29 tuổi, trú tại Hà Nội) cũng khổ sở vì săn sale trên một diễn đàn mua chiếc túi xách Coach với giá 2,4 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi về Việt Nam hàng đủ phụ kiện, có mã vạch, mã code nhưng check không ra sản phẩm. Lúc này chị thắc mắc người bán thì chỉ nhận được câu nói “giá đó nên hàng như vậy, hàng chuẩn store giá vẫn 4,5 triệu đồng”.
Lúc này, chị Ngoan mới biết mình đã bị “lùa gà”. Nhìn chiếc túi mình mong đợi nhưng chỉ là hàng nhái mà giá lại chát, chị Ngoan ngán ngẩm và cho rằng nếu chiếc túi này mua ở cửa hàng Việt Nam xuất khẩu giá chỉ từ 800 đến 1, 2 triệu đồng.
Theo các cơ quan chức năng, sản phẩm hàng hoá trên mạng vô cùng nhiều và người bán có các hoạt động kinh doanh với đủ mánh khoé nên người mua hàng cần vô cùng cẩn trọng.
Lực lượng quản lý thị trường TP.HCM đã phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn để tăng cường thanh kiểm tra các hoạt động kinh doanh hàng hoá Tết để đảm bảo cho người tiêu dùng tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hết hạn sử dụng.
Theo Quản lý thị trường TP.HCM, từ đầu năm 2022 tới nay, đơn vị đã kiếm tra trên 3.500 vụ liên quan tới hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, các dấu hiệu liên quan tới hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng trên cả nước và cả nước ngoài.
Đặc biệt các sản phẩm liên quan tới thời trang và mỹ phẩm của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới.
Hầu như các vụ việc xảy ra đều được các đối tượng mua bán rất tinh vi nên càng khó cho cơ quan quản lý.
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt – Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường TP.HCM, hầu như các nhãn hiệu nổi tiếng đều có hàng giả xâm hại quyền sở hữu trí tuệ.
Các hành vi kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến hơn và kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền với nhãn hiệu, giả mạo nhãn hàng hoá, giả mạo bao bì hàng hoá.
Ông Đạt cho biết, Cục Quản lý Thị trường TP,HCM đã phạt tiền hơn 8,8 tỷ đồng với các vi phạm hơn 949 nghìn đơn vị nhãn hiệu sản phẩm.
Các sản phẩm hàng hoá này được các đối tượng buôn bán xen lẫn với các loại hàng hoá khác, nhãn hàng hoá ghi chung chung, ghi tem nhãn của nước ngoài nhưng khi test lên thì lại không rõ nguồn gốc hàng hoá, các thông tin về sản phẩm.
Hiện nay hàng hoá mua sắm trực tuyến càng phát triển thì các sản phẩm này càng trở nên tinh vi hơn. Ông Đạt cũng cho rằng trong thời gian tới việc kinh doanh trong lĩnh vực điện tử nên việc tạo lập tài khoản để bán hàng trên không gian mạng càng gây khó khăn cho các đơn vị quản lý để truy xuất nguồn gốc, kho hàng cũng như thông tin người bán hàng.
Vì vậy, Cục quản lý thị trường TP.HCM khuyến cáo người tiêu dùng vô cùng cẩn trọng khi mua các sản phẩm nhất là trên mạng. Nếu mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng cần lên tiếng để các cơ quan chức năng có thể can thiệp kịp thời, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Khánh Chi