“Ngại” Triều Tiên và Iran, Mỹ đẩy mạnh phòng thủ tên lửa
(Ảnh minh họa) |
Ông Searing nhấn mạnh khoản tiền này sẽ giúp Mỹ hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ khỏi "mối đe dọa tên lửa ngày càng tăng" từ phía Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và "mối đe dọa tên lửa tiềm tàng" từ Iran.
Chính vì thế, Mỹ dự kiến đến cuối năm 2017 sẽ tăng số lượng tên lửa đánh chặn tại căn cứ quân sự Fort Greely ở Alaska lên đến con số 40. Hiện nay, căn cứ này có 26 tên lửa và căn cứ không quân Vandenberg ở California có 4 tên lửa.
Cũng theo ông James Searing, Cơ quan phòng thủ tên lửa cũng dự định hoàn thiện tên lửa đánh chặn mang đầu đạn hạt nhân và tiến hành thử nghiệm hàng loạt loại tên lửa này. Kinh phí dự trù cho dự án này là 279 triệu USD.
Ngân sách quốc phòng Mỹ cho năm tài chính 2016 cũng sẽ dành một phần để hỗ trợ Israel hiện đại hóa các hệ thống tên lửa đánh chặn Kupol, Strel và Prasa David.
Lá chắn tên lửa Mỹ triển khai cùng với Israel nhằm đề phòng sự tấn công của Iran. |
Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ tiếp tục phát triển tên lửa đánh chặn mới cho tổ hợp phòng thủ tên lửa Aegis.
Tổ hợp Aegis từ lâu đã được sử dụng trên các tàu của Hải quân Mỹ và sẽ được sử dụng trên bộ như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu tích hợp mà Mỹ cùng với các đồng minh NATO lập ra.
Trước đó, Lầu Năm Góc tuyên bố năm nay sẽ triển khai trạm tên lửa đánh chặn cơ động SM-3 ở Romania và ba năm sau sẽ triển khai tiếp ở Ba Lan.
"Việc Mỹ bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, trong đó có Ba Lan và Romania nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của các nước thuộc NATO theo như kế hoạch đã được đề ra đến năm 2018", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết.
Chính quyền Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu chỉ nhằm chống lại các mối đe dọa tên lửa từ Iran và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chứ không nhằm chống lại Nga. Tuy nhiên, Moscow lo ngại việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Châu Âu sẽ tạo ra mối đe dọa cho các lực lượng chiến lược và làm suy yếu khả năng răn đe hạt nhân của mình.