Nga và Trung Quốc đã biến vũ khí mạnh nhất của Mỹ trở nên vô dụng?

Theo tạp chí National Interest, các biện pháp chiến tranh giá thành thấp của Nga và Trung Quốc, ví dụ như tấn công mạng và tên lửa chống hạm, đang đe dọa đến các loại vũ khí đắt tiền của phương Tây.

Một báo cáo nghiên cứu của Viện Các quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) mới đây đã nhận định rằng: “Trung Quốc và Nga dường như đang tập trung phần lớn những nỗ lực của mình để gây nhiều thiệt hại hơn đối với các loại khí tài quan trọng có kích cỡ lớn, số lượng ít và đắt đỏ của phương Tây”.

Tàu sân bay Mỹ đang ngày càng suy yếu trước các loại vũ khí chi phí thấp của Nga và Trung Quốc.

“Chính phủ phương Tây hiểu rất rõ sự mất cân đối về tài chính này, khi họ nhận thấy rằng mình đang sử dụng các loại vũ khí có giá thành 70.000USD, được khai hỏa bởi một máy bay quân sự tiêu tốn 30.000USD mỗi giờ bay, chỉ để tiêu diệt một chiếc xe bán tải Toyota lắp vũ khí có giá chỉ vào khoảng 10.000USD”, báo cáo này nói thêm. “Ngoài ra, các loại tên lửa có giá thành khoảng 642.000 USD ít nhất có thể khống chế một tàu sân bay của Anh có chi phí hơn 3,9 tỉ USD”.

Báo cáo của RUSI được đưa ra sau khi Lầu Năm Góc công bố Chiến lược Bù đắp Lần thứ ba (Third Offset Strategy), nhằm tìm phương án đảm bảo ưu thế của quân đội Mỹ trong tình hình hiện tại. Việc một tên lửa hay virus máy tính có thể tiêu diệt hoặc khống chế các loại vũ khí đắt tiền như tàu sân bay, xe tăng hay vệ tinh và hệ thống máy tính hỗ trợ đang khiến các quan chức Mỹ đau đầu đi tìm giải pháp mới.

RUSI cũng nhận định rằng tình hình hiện tại không có gì ngạc nhiên, bởi các loại máy bay tàng hình và tên lửa của Mỹ phần lớn đều được đưa vào sử dụng từ hơn 25 năm trước. “Thật không nên khi chúng ta cho rằng Nga và Trung Quốc không thể thu hẹp khoảng cách với các nước NATO”, báo cáo này viết.

Phương Tây cũng không nên quá phụ thuộc vào lợi thế công nghệ của mình. Quân đội Mỹ và Anh đều là những lực lượng có thể thực hiện chiến dịch quân sự ở những nơi xa xôi, trong khi quân đội Nga và Trung Quốc chủ trọng vào việc chiến đấu gần lãnh thổ của mình. “Vì vậy, mặc dù Mỹ chi nhiều ngân sách cho các công nghệ quốc phòng hơn đối thủ của mình, song điều này không đảm bảo rằng họ sẽ giữ nguyên lợi thế quân sự của mình tại bất kỳ khu vực nào trên thế giới”, RUSI viết.

Báo cáo này cũng nói rằng Anh và Mỹ nên đảm bảo khả năng của các loại vũ khí hiện có, nâng cấp chúng để đối phó được với những hiểm họa trong tương lai và phát triển vũ khí mới. Thêm vào đó, họ cũng nói rằng các loại vũ khí không thể hoạt động hiệu quả trên chiến trường và không thể được nâng cấp thêm cần phải được loại bỏ.

Báo cáo RUSI kết luận rằng các vũ khi của Nga và Trung Quốc đang đe dọa đến sự phụ thuộc của phương Tây đối với số ít khí tài hiện đại và khó thay thế. Rất có thể, tàu sân bay là một trong số những loại khí tài cần được thay thế. Bản thân RUSI cũng thừa nhận rằng “đây là lựa chọn khó khăn nhất và cần sự nhất trí và hành động mang tính quyết định của nhiều phía”.

Đây cũng là lựa chọn dễ dàng hơn đối với Anh hơn Mỹ, bởi Anh sẽ không đối đầu với một nước đối thủ mà không có các nước phương Tây và đặc biệt là Mỹ. Tuy nhiên, đây là thực tế mà Mỹ phải đối diện, rằng họ rất cần một phương án hữu hiệu để đối phó với tình hình hiện tại trong thời gian sớm nhất.

Anh Tuấn (lược dịch)

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Đang cập nhật dữ liệu !