Nga và Mỹ đang “diễn trò” gì ở Syria?
Thời gian qua Nga và Mỹ liên tục có những hành động “tiếp cận thân mật” ở Syria, nhưng các hành động này chỉ dừng ở biên giới va chạm trực tiếp.
Nga - Syria đang 'rạn nứt', Tổng thống Putin có những 'toan tính' mới?
Quan hệ giữa Nga và Syria đang có dấu hiện rạn nứt, Tổng thống Putin thì “bất mãn” với cách hành sử của chính quyền Damascus, còn ông Assad lại muốn thoát khỏi Nga.
Gần đây, mặc dù dịch bệnh Covid-19 tác động ngày càng nghiêm trọng đến cả Quân đội Nga và Mỹ, nhưng cuộc cạnh tranh giữa hai bên ở Syria vẫn không dừng lại. Thời gian qua, hai bên đã liên tiếp “dàn dựng” các cảnh trinh sát và chống trinh sát, đánh chặn và chống đánh chặn trên lãnh thổ Syria và vùng biển gần đó.
Nga và Mỹ thật sự sẽ va chạm trực tiếp với nhau ở Syria? Nguồn: people.com.cn. |
Các máy bay chiến đấu liên tục biểu diễn "liên lạc thân mật"
Theo các báo cáo của Sputnik Nga, ngày 29/4 máy bay P-8A Poseidon của Mỹ tiếp tục tiến hành trinh sát các cơ sở hạ tầng của căn cứ Tartus và Hmeymim Nga bố trí dọc bờ biển Syria. Đây là cuộc trinh sát lần thứ 13 mà Mỹ tiến hành đối với các căn cứ của Nga tại Syria trong tháng 4/2020.
Đáng chú ý, trong cuộc trinh sát ngày 19/4, lực lượng Nga tại Syria đã điều máy bay chiến đấu Su-35 ở căn cứ Hmeymim theo dõi, ngăn chặn và buộc P-8A phải đổi hướng bay. Trước đó, ngày 15/4, P-8A Poseidon cũng bị máy bay chiến đấu Su-35 của Nga chặn lại trên biển phía đông Địa Trung Hải. Khoảng cách gần nhất là dưới 8 m, gần như là "tiếp xúc thân mật".
Sau vụ việc, Mỹ đã phản đối Nga, cáo buộc Moscow có những hành động gây nguy hiểm cho cả hai bên và vi phạm luật pháp quốc tế. Bộ Quốc phòng Nga đã đáp trả bằng cách nói rằng, hành động của Quân đội Nga là một phản ứng đúng đắn đối với máy bay chiến đấu nước ngoài thực hiện hành vi tiếp cận trinh sát. Các phi công Su-35 đã xử lý đúng và tuân thủ luật pháp quốc tế.
P-8A Poseidon của Mỹ và Su-35 của Nga liên tục “tiếp xúc” ở Syria. Nguồn: people.com.cn. |
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu chiến tranh thuộc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, thông thường mà nói, đối với các mục tiêu trên không bay theo hướng riêng của mình, trước tiên, Không quân Nga sẽ nhận dạng và xác định ý định của đối phương, sau đó mới đưa ra quyết định có nên điều động máy bay chiến đấu để ngăn chặn hay không.
Việc Nga nhanh chóng điều động máy bay và ngăn chặn trong thời gian ngắn cho thấy, các hoạt động trinh sát của quân đội Mỹ đã được tiết lộ trước, và các cảnh trinh sát - chống trinh sát, đánh chặn - chống đánh chặn được hai bên “biểu diễn” một các kịch liệt trên không.
Cảnh tượng tiêu biểu nhất diễn ra vào ngày 4/6/2019, các máy bay chiến đấu của Nga đã thực hiện 3 hoạt động ngăn chặn máy bay P-8A của Mỹ tiếp cận căn cứ không quân Hmeymim với thời gian lên đến 175 phút. Sau đó, Bộ Quốc phòng Nga cũng công bố các video liên quan với giới truyền thông.
Su-35 Nga bay sát P-8A. Nguồn: people.com.cn. |
Có sự hiểu biết ngầm trong “trò chơi”
Mặc dù “trò chơi” giữa Nga và Mỹ ở Syria đã trở nên thường xuyên và các cách tiếp cận nguy hiểm tương tự trên không đã xảy ra nhiều lần, nhưng không có một cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai bên trong 5 năm qua.
Chỉ hơn một tháng trước, khi một máy bay tuần tra chống ngầm P-8A của Mỹ đang hoạt động trên biển Địa Trung Hải, nó đã bị phát hiện bởi hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà Nga bán cho Syria. Vào thời điểm đó, các binh sĩ Syria đã mở radar điều khiển hỏa lực của S-300 và khóa mục tiêu thành công, nhưng lực lượng này đã bị các cố vấn quân sự của Nga ở Syria ngăn chặn khẩn cấp chỉ 3 phút trước khi khai hỏa.
Phản ứng của Quân đội Nga thực sự giống như "báo đáp" Mỹ, trong năm 2017 và 2018, Mỹ đã thực hiện hai cuộc không kích quy mô lớn vào Syria với lý do Syria sở hữu vũ khí hóa học, nhưng tất cả đều thông báo cho Nga thông qua các kênh cụ thể trước khi tiến hành.
Mỹ dội mưa tên lửa Tomahawk vào Syria năm 2017. Nguồn: people.com.cn. |
“Trò chơi” quân sự phức tạp giữa Nga và Mỹ ở Syria cho thấy cả hai nước đều không mong muốn xảy ra xung đột trực diện, mà chỉ kiểm soát các hoạt động quân sự ở biên giới đối đầu trực tiếp. Thực tế là là do lợi ích của hai bên ở khu vực này.
Đối với Mỹ, Washington không muốn đối đầu trực tiếp với Moscow, lại cũng không muốn từ bỏ quyền thống trị ở Trung Đông; Mỹ không muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh quân sự ở Trung Đông, nhưng cũng không thể không chiếu cố các đồng minh khu vực.
Còn đối với Nga, mặc dù việc gửi quân tới Syria là nhằm can dự vào bố cục Trung Đông và tăng cường ảnh hưởng quốc tế, nhưng mục đích lớn hơn vẫn là tìm kiếm các lợi ích cho riêng mình. Do đó, Nga cũng đang rất cẩn thận và nắm chắc “tiết tấu”, mức độ can thiệp vào vấn đề Syria để đảm bảo rằng họ có thể tiến thoái dễ dàng.
Nga tăng cường hiện diện ở Syria để tìm kiếm lợi ích. Nguồn: people.com.cn. |
Không khó để thấy rằng, cả hai bên đều coi Syria là một “võ đài” để “so chiêu”, và đều không sẵn lòng trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột vũ trang với nhau ở đây. Đặc biệt đối với Nga, các hoạt động quân sự của Moscow ở Syria không chỉ vì lợi ích riêng ở Trung Đông, mà còn mượn Syria để gia tăng sức nặng trong các cuộc đàm phán với Mỹ về vấn đề Ukraine. Có thể nói, trò chơi giữa hai bên trên chiến trường Syria không thể kết thúc trong một thời gian ngắn.
Đức Trí (lược dịch)