Nga ngoảnh mặt hợp tác khí tài quân sự, Ukraine coi như “tự sát”?

Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga, Ruslan Pukhov tin rằng các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Ukraine sẽ không thể sống sót nếu thiếu đơn đặt hàng từ Nga.
Nga ngoảnh mặt hợp tác khí tài quân sự, Ukraine coi như “tự sát”? - ảnh 1

Trực thăng tấn công Ka-52

Từ nay tới năm 2025, Nga dự kiến sẽ  phát triển 826 loại vũ khí và khí tài quân sự để thay thế các mặt hàng nhập khẩu. Tuyên bố trên được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov – phụ trách vấn đề vũ khí đưa ra trong một cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Vladimir Putin ngày 17/07 vừa qua, kênh truyền hình quốc phòng “Star” đưa tin.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, Nga đã thay thế được 7 trong số 127 loại vũ khí nhập khẩu từ NATO và EU. Nga cũng tự sản xuất được 57 trong số 102 loại linh kiện thường nhập khẩu từ Ukraine về.

Ngoài ra, Thứ trưởng Borisov cho biết thêm, tiến độ thay thế các loại vũ khí nhập khẩu từ NATO và EU diễn ra chậm chạp do kế hoạch này chỉ mới được bắt đầu trong năm nay và cần có thời gian để phát triển, chỉnh sửa và thử nghiệm vũ khí.

Việc thay thế các mặt hàng nhập khẩu bằng sản phẩm trong nước là cách hiệu quả để Nga đáp trả lại lệnh trừng phạt của Mỹ và một số quốc gia khác, chủ yếu là phương Tây.

Thực tế, chính phủ Ukraine đã tuyên bố ngừng xây dựng các chi nhánh liên kết, thu hẹp sản xuất và loại bỏ các quan hệ hợp tác 2 bên cùng có lợi với Nga. Bất chấp tình hình kinh tế khó khăn do ngừng hợp tác với công nghiệp quốc phòng Nga. Vào tháng 8 năm ngoái, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký một sắc lệnh: yêu cầu nội các Ukraine có những biện pháp "để ngăn chặn xuất khẩu sang Liên bang Nga những thiết bị quân sự và hàng hoá có thể sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân dụng", ngoại trừ những thiết bị vũ trụ, được sử dụng để nghiên cứu trong khuôn khổ các dự án không gian quốc tế".

Nga làm lại tốt hơn

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov, ngành công nghiệp quốc phòng Nga có khả năng đảm bảo sản xuất các thiết bị vũ khí, quân sự thay thế các mặt hàng nhập khẩu trong thời điểm liên tục đối đầu với các lệnh trừng phạt từ NATO và EU hiện nay.

Bộ Quốc phòng cùng với các doanh nghiệp quốc phòng Nga sẽ đề ra các biện pháp sản xuất những thiết bị vũ khí, quân sự cần thiết thay thế cho các mặt hàng bị cấm nhập khẩu do các biện pháp trừng phạt của NATO và EU đối với Nga.

Các chuyên gia quân sự Nga đều cho rằng, chính lệnh trừng phạt của NATO và EU lại làm hồi sinh ngành công nghiệp quốc phòng của Nga.Việc Hãng Motor Sich của Ukraine chấm dứt cung cấp động cơ tuabin khí cỡ nhỏ R95 cho Nga đã tạo điều kiện cho Doanh nghiệp chế tạo động cơ NPO Saturn của Nga bắt đầu dự án sản xuất động cơ tubin mới 36MT (thay thế cho R95) sử dụng cho tên lửa hành trình KH59. Động cơ tên lửa do Nga chế tạo có một số ưu điểm hơn hẳn so với Ukraine: lực kéo cao hơn, trọng lượng động cơ nhẹ hơn và khả năng tiêu thụ nhiên liệu giảm.

Nga ngoảnh mặt hợp tác khí tài quân sự, Ukraine coi như “tự sát”? - ảnh 2

Sắp tới, Tập đoàn Motor Sich cũng sẽ ngừng cung cấp động cơ cho trực thăng của Nga. Năm ngoái loạt seri đầu tiên của trực thăng Mi-8AMTSH-V do nhà máy Ulan – Ude sản xuất đã được trang bị cho quân đội Nga. Mi-8AMTSH-V sử dụng động cơ tuabin khí VK-2500-03 thế hệ mới có công suất lớn (được chế tạo và sản xuất tại Công ty Klimov ở St. Petersburg). Động cơ VK-2500-03 có độ chính xác cao, an toàn trong chiến đấu, tuổi thọ động cơ cao giúp tăng tính năng kỹ thuật cho máy bay trực thăng.

Theo ông Alexander Mikheyev, Tổng giám đốc công ty "Máy bay trực thăng Nga”, nếu lấy Mi-8AMTSH-V làm ví dụ, có thế thấy, việc Nga thay thế nhập khẩu bằng các thiết bị trong nước đã cải thiện được một số đặc tính của dòng máy bay trực thăng.

Từ tàu mặt nước…..      

Trước đây, Tập đoàn Zorya – Mashproekt của Ukraine hợp tác với Công ty liên doanh Nga – Ukraine “Turborus” và Doanh nghiệp chế tạo động cơ NPO Saturn của Nga cung cấp các động cơ tuabin khí cho hầu hết các tàu chiến của Nga. Nhưng sau cuộc nội chiến ở miền Đông Ukraine, Hải quân Nga đã rơi vào tình trạng khốn khổ do thiếu linh kiện đóng tàu.

Theo Tập đoàn Chế tạo động cơ hợp nhất Liên bang Nga (ODK), Tập đoàn này đã chế tạo và thử nghiệm thành công các động cơ M70FRU và M75RU. Đây được coi là 2 loại tuabin khí tự động sử dụng cho tàu mặt nước thế hệ thứ 4 của Nga, có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, Doanh nghiệp Saturn cũng đang chế tạo loại tuabin công suất ngược sử dụng cho tàu khu trục nhỏ thuộc dự án 11356, để thay thế cho động cơ của Ukraine. (Loại tuabin mới này sẽ tiêu thụ nhiên liệu ít và hiệu quả cao hơn).

Một bất ngờ khó chịu đối với công ty MTU Friedrichshafen GmbH của Đức. Như tuyên bố của Tư lệnh Hải quân Nga - Đô đốc Viktor Chirkov  và Chủ tịch Tập đoàn đóng tàu Thống nhất của Nga Alexei Rakhmanov đầu năm nay, Nga sẽ thay thế động cơ diesel của Đức dùng cho tàu hộ tống thế hệ mới thuộc dự án 20.385 bằng động cơ trong nước do Nhà máy Kolomma sản xuất. Tàu hộ tống sẽ được trang bị hệ thống DDA12000, nó hoạt động như một máy phát điện trên tàu.

Theo các kỹ sư của nhà máy Kolomma, thông số kỹ thuật của các động cơ do Kolomma sản xuất không hề thua kém các mô hình động cơ của các hãng nước ngoài như MAN, MTU và Wartsila. Nga đã thực hiện được bước quan trọng đầu tiên của Chương trình phát triển động cơ diesel toàn Liên bang (được thực hiện từ năm 2011) – đó là đảm bảo hỗ trợ vật chất, cho phép các doanh nghiệp trong một thời gian ngắn sản xuất ra các động cơ thế hệ mới.

Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin cho biết: “Dự án thay thế nhập khẩu trong lĩnh vực động cơ tuabin khí là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất, nhưng phải mất 2-3 năm nữa nó mới được hoàn thành”.

Nga ngoảnh mặt hợp tác khí tài quân sự, Ukraine coi như “tự sát”? - ảnh 3

Tổng thống Ukraine Poroshenko thăm một nhà máy sản xuất vũ khí

…..Đến các thiết bị vũ trụ

Nhà máy cơ khí Voronezh sẽ bắt đầu sản xuất một loạt bình chứa nhiên liệu cho tên lửa Angara và Proton. Bình chứa này có hình cầu, được làm bằng titan, trước đây do Nhà máy chế tạo máy móc phương Nam tại thành phố Dnipropetrovsk, đông nam Ukraine sản xuất. Bình chứa nhiên liệu bằng titan là thành phần cấu tạo của hầu hết các động cơ nhiên liệu lỏng của tên lửa đẩy, nó lưu trữ khí helium trong điều kiện áp suất cao để dùng làm khí nén cho các động cơ tên lửa. Dự kiến, đến năm 2016, Nhà máy Voronezh sẽ sản xuất được hơn 100 bình chứa titan. Con số này sẽ tăng lên 550 sản phẩm vào năm 2023.

Theo Ông Igor Burenkov - Phát ngôn viên của Cơ quan Hàng không Vũ trụ LBNga, cơ quan này không có kế hoạch mua tiếp các tên lửa Zenit do những khó khăn tài chính nghiêm trọng của nhà sản xuất Yuzhmash (Ukraine). Theo đó, vào tháng 12/2014, Nga đã phóng thử thành công tên lửa đẩy hạng nặng Angara-A5 mới nhất. Đây là loại tên lửa đầu tiên được chế tạo hoàn toàn tại Nga sau thời kỳ Liên Xô tan rã. Dự kiến Angara-A5 sẽ thay cho Zenit phóng tàu vũ trụ có người lái vào quỹ đạo.

Phát biểu với truyền thông, Chủ tịch Ủy ban Công nghiệp – Quân sự LBNga - ông Oleg Bochkarev cho biết: hơn 5 năm trước ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã phát động chương trình thay thế vũ khí nhập khẩu từ Ukraine bằng sản phẩm trong nước. Các quyết định chiến lược này đã được thông qua từ lâu. Một điểm đáng lưu ý là, 95% các loại vũ khí Nga nhập khẩu từ Ukraine là các loại thiết kế theo kiểu Liên Xô cũ. Và Nga không phải là không có khả năng chế tạo các loại mới.

Nga ngoảnh mặt hợp tác khí tài quân sự, Ukraine coi như “tự sát”? - ảnh 4

Nhà máy Motor Sich

Câu trả lời là đồng rúp tốt hơn đồng euro

Nếu ngay cả các biện pháp trừng phạt bất thường của phương Tây cũng không làm ảnh hưởng tới kế hoạch vận hành các tàu chiến, máy bay, tên lửa vũ trụ mới của Nga, thì chỉ có thể coi chúng như các cuộc tập trận quân sự của Nga. Nga không gặp quá nhiều khó khăn khi tự sản xuất vũ khí cho mình. Nga cũng coi sự hợp tác của đối tác nước ngoài trong điều kiện hiện nay là hành động thiện chí.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết, gần đây tập đoàn quốc phòng Đức Rheinmetall đã ký kết hợp đồng với Nga để xây dựng một trung tâm huấn luyện mô phỏng đặt tại Mulino, phía tây nam nước Nga.

Tập đoàn Rheinmetall coi đây là bước tiến thâm nhập vào thị trường quốc phòng đầy triển vọng của Nga. Nhiệm vụ của Đức là trang bị cho cho Trung tâm này các hệ thống mô phỏng bắn súng laser và các trạm kiểm soát cơ động. Nếu thành công, Nga sẽ hợp tác với Đức xây dựng thêm 4 cơ sở như thế nữa. Nhưng các biện pháp chế tài của NATO và EU đã buộc dự án phải dừng lại.

Hiện tại Nga đang hoàn thiện hợp đồng hợp tác với công ty Garrison – công ty sẽ thay thế tập đoàn Rheinmetall thực hiện dự án này. Trung tâm này sẽ đi vào hoạt động đúng thời hạn. Dự án quy mô lớn này của Bộ quốc phòng Nga nhằm hiện đại hóa lực lượng và trang thiết bị cho quân đội.

Dự kiến mỗi năm sẽ có khoảng 30.000 lính Nga được huấn luyện tại đây. Họ sẽ được đào tạo sử dụng công nghệ máy tính, học bắt chước và sử dụng các thiết bị tiên tiến nhất tạo ra mô hình không gian ba chiều mô phỏng bất kỳ tình huống chiến thuật nào xảy ra trên chiến trường.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã ký quyết định không mua thiết bị nước ngoài cho các bãi tập hay trại huấn luyện, tổ chức sản xuất và chế tạo vũ khí từ nguyên/ nhiên liệu trong nước và nội địa hóa một cách tối đa. Liên quan tới quyết định này, hiện tại đã có Công ty SET sản xuất với mức nội địa hóa là 80%, 20% còn lại là thiết bị nhập khẩu.

Bộ Quốc phòng Nga đã đệ đơn kiện Tập đoàn Rheinmetall của Đức do việc phá vỡ hợp đồng. Mặc dù trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về chính phủ Đức, Tập đoàn này vẫn phải trả tiền phạt lên tới hàng triệu đô la Mỹ. Sau vụ việc này danh tiếng của Tập đoàn này cũng bị giảm sút nghiêm trọng.

Hành động tự sát của Ukraine

Nga ngoảnh mặt hợp tác khí tài quân sự, Ukraine coi như “tự sát”? - ảnh 5

Nhà máy sản xuất động cơ lên lửa Ukraine

Thực tế là các biện pháp trừng phạt đều ảnh hưởng không ít tới đối tượng bị trừng phạt là Nga và lực lượng trừng phạt là NATO và EU. Mỹ và EU đang bày tỏ mối quan ngại về chính sách thay thế nhập khẩu của Nga.

Về phía Ukraine, theo nhiều chuyên gia, chính sách hạn chế hợp tác với Nga trong 1 số lĩnh vực công nghiệp, bao gồm cả lĩnh vực kỹ thuật – quân sự không khác gì hành động tự sát.

Cựu Giám đốc Tổng cục quản lý các Hiệp ước quốc tế của Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Yevgeny Buzhinsky cho biết: hầu hết các thiết bị quân sự do Ukraine sản xuất được chuyển giao cho Nga, và hiện tại quốc gia này đang có nguy cơ mất đi khách hàng nhập khẩu chính của mình và hàng trăm nghìn lao động không có việc làm. Bằng cách thủ tiêu lĩnh vực công nghiệp chính của đất nước – công nghiệp quốc phòng, Ukraine đã “tự bắn vào chân mình”.

Ông Vladimir Gutenev - Phó Chủ tịch Ủy ban Công nghiệp thuộc Duma Quốc gia Nga cho rằng: “Cái chết lâm sàng" của công nghiệp quốc phòng Ukraine hoàn toàn do lỗi của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko – người đã đưa ra quyết định chấm dứt mọi hợp tác với công nghiệp quốc phòng Nga.

Nga ngoảnh mặt hợp tác khí tài quân sự, Ukraine coi như “tự sát”? - ảnh 6

Quan điểm này lại được Lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga, Gennady Zyuganov nhắc lại trong kỳ họp Quốc hội. Ông Zyuganov nói thêm: "Quyết định ngừng hợp tác với Nga trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Tổng thống Ukraine là hoàn toàn tội lỗi và vô giá trị, nó sẽ gây ra một cú sốc lớn cho nền kinh tế, kéo theo tình trạng thất nghiệp và căng thẳng xã hội cho Ukraine”.

Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga Ruslan Pukhov tin rằng, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Ukraine sẽ không thể sống sót nếu thiếu đơn đặt hàng từ Nga. Phương Tây không cần sản phẩm của Ukraine. Chiến tranh rồi sẽ kết thúc, nhưng hiện tại công nghiệp quốc phòng và cơ khí Ukraine đã chết. Với tình hình kinh tế hiện nay thì Tổng thống Poroshenko không thể thực hiện được lời hứa của mình – dành hơn 3 tỷ USD để tái trang bị cho quân đội Ukraine trong khoảng thời gian 2015-2017.

Đức Dũng

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !