NATO đang "ấp ủ" kế hoạch tấn công Nga bất cứ lúc nào?
Theo báo cáo mới đây của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, dự tính NATO có thể sẽ phát động một cuộc chiến tranh với Nga, đây sẽ là xung đột mang tính toàn cầu cùng với chiến tranh thế giới sẽ nổ ra bất cứ lúc nào. Thông tin này làm cho dư luận quốc tế cảm thấy quan ngại, lẽ nào NATO đang chuẩn bị phát động một cuộc chiến với Nga? Một số chuyên gia quân sự Nga cho rằng điều này có thể sẽ thành hiện thực, các nước phương Tây sẽ không cho phép Nga trỗi dậy. Tuy nhiên, xét theo nhiều phương diện thì đánh giá này của Nga chỉ là một khả năng rất nhỏ và thiếu tính thực tế.
Bộ Tổng tham mưu Nga cho rằng NATO có thể phát động cuộc chiến với Nga bất cứ lúc nào. Nguồn: Ifeng. |
Giới phân tích Trung Quốc cho rằng, hiện, mối quan hệ giữa Nga và phương Tây vẫn tương đối căng thẳng, bởi vì NATO đang từng bước bành trướng về phía Đông và đã tiếp cận “cửa ngõ” của Nga. Một điều càng làm Nga khó có thể chấp nhận đó là Ukraine cũng có ý tưởng gia nhập NATO. Điều này cũng trực tiếp dẫn đến sự gia tăng xác suất xung đột giữa Nga và NATO. Hiện, NATO đã nhiều lần tiến hành các cuộc tập trận quân sự với Ukraine để ngăn chặn Nga.
Ukraine đang ấp ủ ý tưởng gia nhập NATO, triệt để "xé rách mặt" với Nga. Nguồn: Ifeng. |
Mặc dù mối quan hệ giữa NATO và Nga rất căng thẳng, nhưng tình hình hiện tại ở các nước châu Âu cũng không mấy lạc quan. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các nước châu Âu dường như đã mất “đối thủ chỉ sau một đêm”. Trong bối cảnh đó, nhiều nước châu Âu đã tự hạ thấp chi phí quốc phòng của mình, và đặt gánh nặng chi phí quốc phòng chung lên đồng minh Mỹ. Do vậy, chỉnh thể thực lực quân sự các nước châu Âu đang hạ xuống một cách nghiêm trọng. Nếu như thật sự xảy ra một cuộc chiến với Nga thì kết quả vẫn là điều khó đoán.
Trong bối cảnh hiện nay, khó có thể xảy ra một cuộc chiến toàn diện giữa NATO và Nga. Nguồn: Ifeng. |
Ngoài ra, các nước châu Âu cũng cần sự hỗ trợ từ bên ngoài để phát triển kinh tế, đặc biệt là hỗ trợ năng lượng, Nga là một đối tác lớn trong việc cung cấp năng lượng cho châu Âu. Có thể nói, nếu các nước châu Âu muốn duy trì phát triển kinh tế bình thường, thì họ không thể tách rời được nguồn năng lượng của Nga. Hiện nay, Đức đã bắt đầu tiến gần hơn đến Nga, và cũng không nguyện ý “ngả” theo Mỹ để đối phó Nga.
Điều quan trọng nhất là, Nga hiện là quốc gia có số lượng đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới. Nga sở hữu hàng ngàn đầu đạn hạt nhân và là quốc gia duy nhất ngoài Mỹ duy trì khả năng tấn công hạt nhân “3 cấp” (trên không, trên biển và trên đất). Do đó, Nga sẽ không ngần ngại tham gia vào cuộc chiến tranh hạt nhân với NATO. Tuy nhiên trong bối cảnh chiến tranh này, cả hai bên sẽ phải trả giá đắt, và kết quả của cuộc chiến này sẽ không có người chiến thắng.
Nga đang sở hữu sức mạnh hạt nhân khủng nhất thế giới. Nguồn: Ifeng. |
Thêm vào đó là sự khác biệt ngày càng tăng giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu, bởi vì Mỹ không ngừng yêu cầu các đồng minh châu Âu tăng chi tiêu quân sự, điều này đã bị các đồng minh NATO từ chối trực tiếp. Có thể nói rằng, hiện NATO rất khó để có thể phát động một cuộc chiến tranh với Nga, thậm chí sức mạnh NATO hiện nay không đủ để có thể thực sự tiến hành một cuộc chiến với Nga. Sức mạnh quân sự của NATO hiện chủ yếu dựa vào Mỹ, nhưng Washington không thể mãi đảm đương được gánh nặng chi phí quân sự cho cả khối NATO. Mặt khác, Mỹ cũng đang xuống dốc, chiến tranh chỉ có thể đẩy nhanh sự suy tàn của Mỹ.