Yên Bái: Học sinh nghèo Mù Cang Chải rạng rỡ khi được chia sẻ yêu thương

Ngay khi năm học mới vừa bắt đầu, nhiều học sinh nghèo ở miền núi huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) vẫn chưa biết tìm đâu ra đủ áo quần, sách vở thì nhiều mạnh thường quân đã kịp thời chung tay góp sức để nâng bước các em đến trường.

Sáng nay 1/10, tiếp nối hành trình từ thiện 10 năm tới vùng núi Đông Bắc, Công ty Du lịch Vietravel khởi động chương trình du lịch kết hợp từ thiện với tên gọi “Áo ấm cho em” tới hơn 70 học sinh tại điểm trường Nả Háng Tủa Chử (xã Phú Luông, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái).

Điểm trường Nả Háng Tủa Chử (xã Phú Luông, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái).

Tại buổi trao quà, học sinh điểm trường Nả Háng Tủa Chử nhận được 135 cuốn sách thiếu nhi, 90 chiếc áo ấm, 76 chiếc ba lô, 76 đôi tất, chăn tuyết, gối, giường lưới, dụng cụ nhà bếp... với tổng giá trị hơn 100 triệu đồng.

Có mặt tại buổi trao quà, cô Lê Thị Ngọc Lan (mạnh thường quân đến từ TP.HCM) cho biết: “Tôi rất xúc động khi chứng kiến những em bé vùng cao học tập trong điều kiện thiếu thốn nên tôi đã cùng các bạn của mình quyết định đồng hành cùng những học sinh ở điểm trường Nả Háng Tủa Chử. Tôi hi vọng với những hỗ trợ nhỏ bé của mình sẽ giúp đỡ được các em phần nào”.

Điểm trường được một số mạnh thường quân hỗ trợ xây lại phòng học, cơ sở vật chất nhưng vật dụng còn nhiều thiếu thốn. Cô giáo Ngô Thị Bình Yên - Hiệu trưởng Trường mầm non Nả Háng Tủa Chử cho biết: “Chúng tôi có 12 nhóm lớp với 360 học sinh thuộc 6 điểm bản. Điểm bản Nả Háng Tủa Chử có 3 nhóm lớp và 76 học sinh, các cháu chủ yếu là người dân tộc Mông, đa số là học sinh nghèo. Điểm bản cách xa điểm chính, có điểm bản cách xa 10km, có những học sinh nhà cách xa trường 3-4km, có những học sinh tự đi bộ đến trường”.

 Cô giáo Ngô Thị Bình Yên - Hiệu trưởng trường Nả Háng Tủa Chử.

Cô Bình Yên cho biết: “Hiện nay nhà trường có 21 cán bộ giáo viên, nhân viên và vẫn thiếu 9 giáo viên. Lên vùng cao đa số là giáo viên tình nguyện, mọi người sống cùng người dân, cảm nhận sự khó khăn của các con ở vùng khó khăn nên bám bản, bám trường, có những cô giáo gắn bó với nhà trường suốt 20 năm qua.

Khó khăn lớn nhất của trường là điều kiện cơ sở vật chất. Thực tế điểm trường Nả Háng Tủa Chử có 3 nhóm lớp nhưng chỉ có 2 phòng học nên học sinh và giáo viên phải học nhờ nhà văn hóa.

Đội ngũ giáo viên thiếu nhiều, phụ huynh thuộc hộ nghèo nên đáp ứng cho học sinh về sách vở, đồ dùng hạn chế.

Hầu hết trẻ ở đây là người dân tộc thiểu số nên ngoài dạy cho trẻ tăng cường tiếng Việt thì giáo viên phải học tiếng địa phương để trao đổi với trẻ trong sinh hoạt hằng ngày.

Trước những thiếu thốn trước mắt, chúng tôi kêu gọi các đoàn từ thiện ủng hộ cho nhà trường để các cháu có điều kiện học tập tốt hơn”.

Chương trình “Áo ấm cho em” đã mang đến cho các em học sinh điểm trường Nả Háng Tủa Chử nhiều món quà ý nghĩa.
Tại đây các em học sinh vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Những món quà từ thiện không chỉ đơn thuần là mang tới cái ăn, cái mặc mà hơn hết nó còn chứa đựng tình người.
Trong chương trình du lịch kết hợp từ thiện này, du khách sẽ được trực tiếp trao tặng quà cho các em học sinh và nhà trường, giao lưu văn hóa, văn nghệ, tìm hiểu cuộc sống của các em học sinh và thầy cô giáo.

Theo Quyết định số 489/QĐ-TTg “Quyết định ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10 tháng 5 năm 2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”, một trong 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là đổi mới cơ chế tài chính, đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng công dân học tập, đơn vị học tập và tỉnh, thành phố học tập.

Vì vậy, hiện nay nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp đang góp phần quan trọng vào công tác khuyến học, khuyến tài và xã hội học tập trên toàn đất nước, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi còn nhiều khó khăn về kinh tế.

Bảo Khánh

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Mất hơn 20 triệu đồng để 'cọc' suất vào lớp 10 trường tư Hà Nội cho con

Đến thời điểm này, khi Sở GD-ĐT còn chưa chốt số môn thi vào lớp 10 công lập năm 2024, nhiều trường tư ở Hà Nội đã đưa ra mức phí ghi danh, hay còn gọi cọc giữ chỗ.

Bỏ hệ THCS trong trường chuyên: Bớt cảnh ‘chạy sô’ đến lò luyện từ cấp 1

Học sinh tiểu học, THCS cần có thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, thể chất để phát triển toàn diện. Không nên ép các con vừa vào cấp 1 đã lao đến lò luyện thi.

Nhiều năm đưa con đến lò luyện, phụ huynh lo trường Ams dừng tuyển lớp 6

Trước thông tin Hà Nội có thể phải dừng tuyển sinh các lớp không chuyên trong trường chuyên, nhiều phụ huynh bày tỏ sự tiếc nuối, song cũng có không ít ý kiến cho rằng phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !