Mỹ và NATO ra sao khi Belarus cho phép Nga lập căn cứ Không quân?

Nga và Belarus được cho là đã đạt được thỏa thuận lợi ích chiến lược, trong đó Moscow có thể đã được Belarus cho phép xây dựng căn cứ không quân ở đất nước này.

Theo thời báo Độc Lập của Nga (07/11/2020), nhân kỷ niệm Ngày Đoàn kết Dân tộc 4/11 của Nga, Tổng thống Belarus Lukashenko đã gửi điện mừng tới Tổng thống Nga Putin, đồng thời hai bên đã thảo luận về một loạt vấn đề hợp tác cùng có lợi.

{keywords}
Quan hệ giữa Nga và Belarus đang ngày càng được thắt chặt. Nguồn: Ifeng.

Theo Văn phòng Thông tin của Tổng thống Belarus, Tổng thống Putin đã ủng hộ đề xuất của ông Lukashenko "về việc có thể mua các mỏ dầu của Nga", và vấn đề này sẽ được thảo luận chi tiết trong các cuộc đàm phán sắp tới. Dường như, hai nhà lãnh đạo cũng đã thảo luận về vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự trong cuộc điện đàm.

Bài báo cho biết, thời gian qua, Belarus thường xuyên yêu cầu Nga cung cấp vũ khí mới, còn về phía Nga, Moscow hy vọng sẽ thiết lập một căn cứ không quân ở Belarus. Trên thực tế, Bộ Quốc phòng Nga trước đây đã đưa ra những đề nghị có liên quan với Belarus về vấn đề này. Năm 2015, Thủ tướng Nga khi đó là Medvedev cũng đã đề cập đến điểm này. Năm 2019, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Belarus lúc bấy giờ đã nói về đề nghị này của Moscow.

Nga được cho là đã đề nghị giúp Belarus mua máy bay chiến đấu Su-30SM mới nhất, để đổi lại việc Nga xây dựng căn cứ Không quân ở Belarus, nhưng Minks đã từ chối. Khi đó, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Belarus nói: "Triển khai một căn cứ không quân trên quê hương của chúng tôi không thể giải quyết vấn đề về phát triển của lực lượng không quân của chính chúng tôi".

Sau cuộc gặp với Tổng thống Putin ở Sochi vào tháng 9/2020, Tổng thống Lukashenko tiết lộ rằng, Belarus đã đặt vấn đề với Nga về việc cung cấp vũ khí. Tuy nhiên, những vũ khí cụ thể là gì thì đã không được tiết lộ, điều này làm cộng đồng quốc tế nghi ngờ.

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Peskov sau đó đã phủ nhận rằng cuộc họp Sochi đã thảo luận về vấn đề cung cấp vũ khí. Truyền thông cũng dẫn lời ông Peskov cho biết: "Trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga và Belarus, không có cuộc thảo luận nào về chủ đề triển khai các căn cứ quân sự của Nga để đổi lấy sự ủng hộ cho ông Lukashenko".

Nhiều thông tin cho rằng, Minsk đã sớm yêu cầu Moscow cung cấp hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander và hệ thống tên lửa phòng không S-400 mới nhất. Các nhà quan sát quốc tế đánh giá, đây đều là những vũ khí rất đắt đỏ, ngay cả khi không xảy ra khủng hoảng kinh tế và chính trị, thì chế độ của ông Lukashenko cũng khó có đủ tiền để mua những vũ khí đó của Nga.

{keywords}
Nếu đồng ý cho Moscow thiết lập căn cứ không quân, Belarus sẽ trở thành chiến trường giữa Nga và NATO? Nguồn: Ifeng.

Tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Quốc phòng Nga và Belarus được tổ chức vào ngày 27/10, hai bên đã tái khẳng định sẽ thúc đẩy hơn nữa hội nhập quân sự. Theo đó, trong 5 năm tới đây, hai bên sẽ xác định phương thức cùng nhau bảo vệ vùng trời biên giới bên ngoài của liên minh Nga-Belarus, trong khuôn khổ hệ thống phòng không chung của khu vực.

Ông Lukashenko tiết lộ Moscow đã sẵn sàng cung cấp mỏ dầu cho Belarus. Giới phân tích tin rằng, điều này khá tốn kém với Nga hiện nay, do vậy Belarus chắc chắn phải giành cho Nga một lợi ích chiến lược nào đó, không loại trừ khả năng Minsk cho phép Moscow thực hiện những gì họ muốn, đó là triển khai căn cứ không quân ở Belarus, giống như căn cứ không quân Hmeymin ở Syria.

Hãng thông tấn TASS ngày 04/11 cho biết, Tổng thống Belarus Lukashenko đã đề xuất ý tưởng về việc Minsk mua lại một mỏ dầu ở Nga trong cuộc thảo luận qua điện đàm với Tổng thống Nga Putin. Văn phòng Thông tin của Tổng thống Belarus cùng ngày đã xác nhận thông tin này.

Hai Tổng thống đã thảo luận về việc khởi động các cuộc đàm phán về việc cung cấp dầu và khí đốt cho Belarus vào năm 2021. Hãng thông tấn Belarus dẫn lời Văn phòng Thông tin của Tổng thống Belarus cho biết: " Tổng thống Putin cũng bày tỏ ủng hộ đề nghị của Belarus, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nhanh chóng giải quyết các vấn đề để xúc tiến kế hoạch này. Ngoài ra hai bên cũng thảo luận về vấn đề xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Belarus".

Nếu thỏa thuận về việc xây dựng căn cứ Không quân ở Belarus thành công, nhiều khả năng, căn cứ này sẽ được sử dụng để bố trí chiến đấu cơ Su-27, Su-30 và Su-35. Nga đã có một số máy bay chiến đấu ở Belarus nhưng đây sẽ là căn cứ có quy mô đầy đủ đầu tiên ở nước này kể từ thời Xô Viết.

Thông tin này chắc chắn sẽ làm các quan chức quốc phòng châu Âu nổi giận và cho rằng, đây là bằng chứng về việc Nga tăng cường triển khai quân đến gần biên giới của NATO và cáo buộc Nga làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia trước đây thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa ở Trung Âu và Baltic.

Tuy Moscow đã nhiều lần khẳng định rằng mối quan hệ quốc phòng Nga-Belarus là nỗ lực hợp pháp để đảm bảo phòng thủ vững chắc Nhà nước Liên minh của hai nước, không nhằm mục đích đối phó với Mỹ và NATO, nhưng Washington đã cáo buộc Moscow đã biến Minsk trở thành “tiền đồn” chống Mỹ và NATO.

Ảnh vệ tinh tố Trung Quốc đóng tàu ngầm ‘khủng’ không thua kém Mỹ

Ảnh vệ tinh tố Trung Quốc đóng tàu ngầm ‘khủng’ không thua kém Mỹ

Trung Quốc có thể đang đóng một loại tàu ngầm “khủng” type 096 ở nhà máy đóng tàu Bột Hải, loại tàu ngầm này được cho là không thua kém bất cứ tàu ngầm nào của Mỹ.

Đức Trí (lược dịch)

Hé lộ UAV Ukraine được mệnh danh ‘cơn ác mộng’ của quân đội Nga

Máy bay không người lái (UAV) ném bom Vampire của Ukraine đang được xem là ‘cơn ác mộng’ đối với quân đội Nga trong các cuộc đột kích ban đêm.

Video quân đội Ukraine tập kích kho chứa mìn của Nga

Quân đội Ukraine đã bắn nổ một kho chứa mìn chống tăng của Nga tại tiền tuyến miền nam.

Sở hữu tên lửa ATACMS của Mỹ, vì sao Ukraine vẫn lo sợ trực thăng Ka-52 Nga?

Trực thăng ‘Cá sấu’ Ka-52 của Nga hiện vẫn là mối đe dọa đối với quân đội Ukraine, dù Kiev đã có trong tay hệ thống tên lửa ATACMS của Mỹ.

Video tên lửa HIMARS của Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) để bắn nổ một tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Nga tại vùng Kherson.

Tàu sân bay thứ 3 của Mỹ cập cảng Hàn Quốc trong năm nay

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ cập cảng Busan, Hàn Quốc vào hôm nay (21/11). Động thái nhằm thể hiện sự răn đe mở rộng trước chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Video thiết bị quân sự của Ukraine bị tập kích ở Avdiivka

Trên mạng xã hội mới đây đăng tải video cho thấy một số xe chiến đấu bộ binh Bradley và một xe tăng Leopard của Ukraine bị quân đội Nga tập kích ở phía Bắc Avdiivka, Donetsk.

Mỹ thử thành công tên lửa tấn công chính xác mới PrSM

Tập đoàn Lockheed Martin thông báo, cùng với quân đội Mỹ họ đã thử nghiệm thành công tên lửa tấn công chính xác (PrSM) sẽ thay thế hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS).

Nga bao vây ‘chảo lửa’ Avdiivka, Bulgaria không hạn chế cung cấp vũ khí cho Kiev

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, Nga đang tăng cường các nỗ lực bao vây “chảo lửa” Avdiivka ở Donetsk.

Video UAV Ukraine bắn nổ pháo tự hành và hàng loạt xe bọc thép Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng một loại máy bay không người lái (UAV) mới để tập kích pháo tự hành và hàng loạt phương tiện bọc thép của Nga.

Video lựu pháo do Anh thiết kế nổ tung vì đòn tấn công của UAV Nga ở Ukraine

Quân đội Nga tuyên bố đã dùng máy bay không người lái (UAV) cảm tử Lancet để tấn công, phá hủy một khẩu lựu pháo FH70 do Anh thiết kế và chuyển giao cho Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !