Mỹ ước tính có bao nhiêu binh sĩ Nga đang ở biên giới Ukraine?

Tình báo Mỹ ước tính số lượng binh sĩ Nga được huy động tới sát biên giới với Ukraine đã tăng lên 175.000 người. 

Theo đánh giá mới nhất của tình báo Mỹ, quân đội Nga có thể bắt đầu chiến dịch quân sự tấn công Ukraine chỉ trong vài tháng khi huy động 175.000 binh sĩ tới dọc biên giới hai nước. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã cảnh báo động thái của Nga của thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Hôm 3/12, CNN đưa tin quân đội Nga đã cho bố trí lực lượng dọc biên giới giáp với Ukraine để có thể cho triển khai tấn công nhanh và ngay lập tức.

{keywords}
Binh sĩ Ukraine. (Ảnh minh họa)

Theo giới chức Mỹ, mức độ trang thiết bị đang được bố trí ở vùng biên giới giữa Nga và Ukraine có thể tiếp viện cho các lực lượng tiền tuyến trong 7 – 10 ngày và cho các đơn vị hỗ trợ khác chừng 1 tháng.

Trong những tháng gần đây, căng thẳng ở vùng biên giới giữa Nga – Ukraine ngày càng gia tăng khiến giới chức Mỹ và phương Tây liên tục lên tiếng cảnh báo. Thậm chí, căng thẳng Nga – Ukraine còn kéo theo các cuộc đối thoại căng thẳng giữa Mỹ và đối tác.

Nguồn tin ban đầu từ Washington Post cho hay, Nga có thể triển khai tấn công Ukraine “ngay đầu năm 2022” với 100 nhóm tiểu đoàn chiến thuật, lực lượng lớn gấp đôi so với đợt mùa xuân năm ngoái. Tình báo Mỹ cho biết, trong đó 50 nhóm tiểu đoàn chiến thuật của Nga đang có mặt gần biên giới Ukraine.

Còn theo Tướng James McConville, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ, chia sẻ hôm 4/12, “có khoảng 95.000 – 100.000 binh sĩ Nga” đang có mặt ở biên giới Ukraine.

“Tôi không biết họ sẽ làm gì. Nhưng tôi rất, rất quan ngại về động thái của họ và thông tin này cũng đã được đăng tải trên truyền thông. Người Nga có nhiều sự lựa chọn và tôi không chắc họ sẽ làm gì. Nhưng theo tôi, chuyện này là khinh khủng. Nó sẽ tác động vô cùng xấu tới tình hình ổn định và an ninh của các nước phương Tây và tôi đặc biệt quan ngại về chuyện này”, Tướng McConville phát biểu trước ủy ban tại Diễn đàn Quốc phòng Quốc gia Reagan.

Trong khi đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki tuyên bố hôm 4/12 rằng hoạt động quân sự của Nga sát biên giới Ukraine là lý do dẫn tới “cuộc họp trực tuyến” vào ngày 6/12 giữa Tổng thống Joe Bien và Tổng thống Vladimir Putin.

“Các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về hàng loạt chủ đề liên quan tới quan hệ Nga –Mỹ bao gồm an ninh khu vực, sự ổn định và an ninh mạng. Tổng thống Biden sẽ nhấn mạnh mối quan ngại về các hoạt động quân sự của Nga ở biên giới Ukraine và tái xác nhận cam kết ủng hộ của Mỹ đối với chủ quyền và hợp nhất lãnh thổ của Ukraine”, bà Psaki nói.

Về phần mình, khi được hỏi về những thông tin tình báo nhắc tới hoạt động quân sự của Nga, Tổng thống Biden cũng đã bày tỏ mối quan ngại lớn.

“Chúng tôi đã biết về các hành động của Nga suốt một thời gian dài. Tôi hy vọng chúng tôi sẽ có cuộc thảo luận dài với ông Putin”, ông Biden nói khi rời Nhà Trắng để tới Trại David vào tối ngày 3/12.

Tình báo Mỹ còn nhấn mạnh thêm Nga đã bất ngờ thành lập quân dự bị là các binh sĩ hợp đồng để có thể huy động một khi Nga quyết định tấn công Ukraine.

Ông Biden cho hay ông sẽ khiến Tổng thống Putin nhận ra việc tấn công quân sự nhằm vào Ukraine là “vô cùng khó khăn”. Theo đó, các phương án đối phó toàn diện và ý nghĩa nhất đã được giới chức Mỹ lên kế hoạch như ban hành các lệnh trừng phạt mới nhằm vào những nhân vật thân thiết với Tổng thống Putin, cũng như tăng cường sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho hay cơ quan này “đặc biệt quan ngại về những bằng chứng cho thấy Nga đang tăng cường xây dựng kế hoạch cho hành động quân sự quy mô lớn nhằm vào Ukraine”.

“Chính quyền của Tổng thống Biden vẫn liên tục gửi đi thông điệp tới Nga rằng: Mỹ không muốn có xung đột và cách tốt nhất để tránh khủng hoảng cũng như tránh tác động xấu tới toàn bộ mối quan hệ rộng hơn là thông qua đối thoại ngoại giao và hạ nhiệt căng thẳng”, quan chức Mỹ cho hay.

Phát biểu trước Quốc hội hôm 3/12, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho rằng Nga đang sử dụng các đợt tăng cường sức mạnh quân sự như một chiến thuật điều động binh sĩ tới gần biên giới Ukraine và sau đó rút về căn cứ thường trực, nhưng để lại vũ khí ở vùng biên giới. Hành động này sẽ giúp cắt giảm thời gian cần khi điều động quân và vũ khí.

“Trong tháng Tư và tháng Chín năm nay, Nga đã điều động hơn 50 nhóm tiểu đoàn chiến thuật tới biên giới giáp Ukraine. Hiện 41 nhóm tiểu đoàn chiến thuật của Nga đã ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu quanh Ukraine và ở bán đảo Crimea. Còn 33 nhóm tiểu đoàn chiến thuật vẫn ở căn cứ thường trực và 8 nhóm khác đang được điều động thêm tới Crimea. Tổng số binh sĩ trên lãnh thổ Nga và ở các vùng lãnh thổ chiếm đóng tạm thời được sử dụng cho mục đích leo thang căng thẳng ước tính vào khoảng 94.300 người”, ông Reznikov nhấn mạnh. 

Lo sợ trước 'điềm báo' từ phía Nga, Mỹ tính chuyển thêm vũ khí cho Ukraine

Lo sợ trước 'điềm báo' từ phía Nga, Mỹ tính chuyển thêm vũ khí cho Ukraine

Việc Nga tăng cường sức mạnh quân sự tới các vùng biên giới và bán đảo Crimea khiến Mỹ cân nhắc chuyển thêm vũ khí sát thương cho Ukraine. 

Minh Thu (lược dịch)

Apple, Amazon bị tố bắt tay làm giá iPhone

Apple và Amazon bị cáo buộc cùng nhau bơm thổi giá iPhone, iPad bán trên nền tảng của Amazon, do đó phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền.

Cựu Thủ tướng Boris Johnson bất ngờ xin rút khỏi Quốc hội Anh

Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đột ngột xin từ bỏ tư cách nghị sĩ quốc hội nhằm phản đối một cuộc điều tra nhằm vào ông.

Tìm thấy 4 đứa trẻ còn sống sau vụ máy bay rơi ở Colombia

Tổng thống Colombia Gustavo Petro ngày 9/6 cho biết đã tìm thấy 4 đứa trẻ còn sống ở trong rừng sau khi máy bay chở các em gặp nạn cách đây hơn 5 tuần.

Nam sinh bị đòi bồi thường gần nửa triệu USD vì liếm chai nước tương

NHẬT BẢN - Chuỗi nhà hàng sushi Sushiro đang kiện và đòi một nam sinh bồi thường 67 triệu Yen, tương đương 480.000 USD, vì những hành vi mất vệ sinh của người này.

Hai máy bay va chạm tại sân bay Nhật Bản, một chiếc gãy cánh

Bộ Giao thông Nhật Bản vừa cho biết, hai máy bay chở khách dường như đã va chạm với nhau ở gần một đường băng tại sân bay Haneda của thủ đô Tokyo.

Thái tử Ảrập Xêút dọa gây tổn hại nền kinh tế Mỹ

Tờ Washington Post trích dẫn các tài liệu rò rỉ cho biết, Thái tử Ảrập Xêút đe dọa gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ sau khi Washington cảnh báo Riyadh “hậu quả” vì đồng ý với Nga cắt giảm sản lượng dầu mỏ.

Trả tiền thuê người giúp xin nghỉ việc ở Nhật Bản

Nhiều người lao động tại Nhật Bản luôn cảm thấy hồi hộp và căng thẳng khi nói chuyện với các ông chủ về vấn đề xin nghỉ việc, và họ đã tìm tới các công ty giúp họ làm việc này.

Mỹ công bố 37 cáo buộc chống ông Trump vì bê bối tài liệu mật

Mỹ vừa công bố bản cáo trạng gồm 37 tội danh chống cựu Tổng thống Donald Trump, cáo buộc ông gây rủi ro cho một số tài liệu tối mật của chính phủ sau khi mãn nhiệm năm 2021 và cản trở điều tra.

Thêm một thương hiệu xe điện của Mỹ chuẩn bị vào Trung Quốc

Theo chân Tesla, Lucid sẽ trở thành nhà sản xuất xe điện (EV) thứ 2 của Mỹ thâm nhập thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Lãnh đạo Mỹ-Anh bàn về tình hình Ukraine, khoáng sản và AI

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhất trí tăng cường hợp tác trong một loạt lĩnh vực từ an ninh tới kinh tế.

Đang cập nhật dữ liệu !