Mỹ sẽ phá vỡ truyền thống ‘tàu chiến cơ bắp’ để làm chủ Thái Bình Dương?

Mỹ đang hướng tới việc xây dựng một hạm đội tàu đổ bộ mới, không “cơ bắp” như các cỗ máy truyền thống Mỹ, mà lại mang dáng vẻ ngược lại.

Mới đây tạp chí Forbes tiết lộ báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về kế hoạch xây dựng các tàu chiến tương lai cho nhiệm vụ chiến đấu của Thủy quân lục chiến Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, trong đó nhấn mạnh, Washington cần phải sở hữu thêm nhiều tàu chiến đổ bộ hạng nhẹ tương tự như tàu dân sự, điều này có thể bảo đảm cho Thủy quân lục chiến hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu.

{keywords}
Tàu đổ bộ Mỹ vốn là các con tàu “cơ bắp” nhất thế giới. Nguồn: people.com.cn.

Nhằm vào chiến tranh tương lai

Theo báo cáo, một khi chiến tranh nổ ra ở Tây Thái Bình Dương trong tương lai, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ trở thành một trong những lực lượng đầu tiên phải giao chiến với kẻ thù.

Phương thức sử dụng các quân đoàn tiến hành đổ bộ đánh chiếm các đảo như trong Thế chiến thứ 2 sẽ không còn phù hợp với lực lượng này, thay vào đó, Thủy quân lục chiến Mỹ  sẽ được phân tán thành nhiều đơn vị chiến đấu nhỏ lẻ và sử dụng các tàu chiến đổ bộ nhỏ để bí mật cơ động giữa các đảo phía tây Thái Bình Dương.

Những hòn đảo này được lựa chọn bởi vì chúng nằm ở ngoại vi ngoài cùng trong phạm vi tấn công hỏa lực của đối phương. Ngay cả khi máy bay chiến đấu của đối phương bay đến đây, thời gian tác chiến trên không cũng sẽ không quá dài.

Sau khi Thủy quân lục chiến đổ bộ lên các “đảo tiền tiêu”, nhiệm vụ quan trọng nhất là thiết lập các vị trí tên lửa và các sân bay quân sự, nhằm làm điểm tựa chắc chắn để thực hiện các nhiệm vụ tấn công và phòng thủ tiếp theo.

Nhiệm vụ cơ động giữa các đảo là nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm, bởi trong chiến tranh, đối thủ sẽ theo dõi chặt chẽ mọi động thái trên biển, đặc biệt là sẽ rất chú trọng tìm kiếm tàu chiến đổ bộ của đối phương.

Khi đó, tàu chiến và máy bay tuần tra của đối phương sẽ sử dụng radar chủ động để quét và theo dõi khu vực mục tiêu, đồng thời giám sát các tín hiệu radar khác nhau. Nếu radar quét và tìm thấy mục tiêu khả nghi, họ sẽ lập tức cử tàu và máy bay đến xác nhận và tiêu diệt.

Để tránh tình trạng này, Hải quân Mỹ cần một loại tàu đổ bộ hạng nhẹ, tính cơ động cao, để có thể trở thành “bóng ma” trên biển, di chuyển “xuất quỷ nhập thần”, lẩn tránh sự tấn công của đối phương.

"Đóng giả" tàu dân sự

Các tàu chiến như trên nên được đơn giản hóa hết mức có thể về thiết kế ngoại hình và trang bị vũ khí, khiến chúng giống tàu dân sự hơn là tàu chiến. Điều này có hai lợi thế:

Đầu tiên, chi phí chế tạo có thể được giảm đáng kể. Mỹ chỉ cần được phân bổ một phần ngân sách đóng tàu hàng năm trị giá 20 tỉ USD để mua các tàu chiến đổ bộ hạng nhẹ, điều này không tạo ra nhiều ảnh hưởng đến các nguồn lực đóng các tàu lớn khác như tàu khu trục, khinh hạm, tàu ngầm. Dự kiến, năm 2023 Hải quân Mỹ có thể mua con tàu đầu tiên, đến năm 2026 sẽ mua 9 chiếc và cuối cùng mua 36 chiếc để tạo thành một hạm đội bố trí ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

{keywords}
Các con tàu đổ bộ trang bị “hoành tráng” sẽ trở nên lỗi thời? Nguồn: people.com.cn.

Thứ hai, phát huy tối đa khả năng tàng hình. Các tàu đổ bộ hạng nhẹ được chế tạo theo tiêu chuẩn thương mại có thân tàu mỏng hơn và trọng tải nhỏ hơn, các biện pháp đối phó hỏa lực cũng được cắt giảm. Ngoại trừ pháo 30mm, nó hầu như không được trang bị vũ khí nào khác. Bằng cách này, các tàu đổ bộ hạng nhẹ có khả năng gần như tàu dân sự và hoàn toàn có thể được trộn lẫn vào hàng nghìn tàu dân sự di chuyển trên biển. Đây chính là “khả năng tàng hình” của tàu, cũng là “chìa khóa” để cải thiện xác suất sống sót.

Người đứng đầu cơ quan mua sắm của Hải quân Mỹ tuyên bố trong một cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ rằng, những tàu đổ bộ hạng nhẹ này "phải trông không thể phân biệt được với các tàu dân sự để cải thiện khả năng sống sót của chúng trong thời chiến".

Nói cách khác, các tàu đổ bộ hạng nhẹ nên "đóng giả" như tàu dân sự và hòa nhập vào hàng ngũ của các con tàu này, để đối thủ không thể phân biệt chúng với hàng nghìn tàu đánh cá, tàu lai dắt và tàu chở dầu đang di chuyển qua Tây Thái Bình Dương.

Dự án mang tính khả thi

Theo Forbes, việc chế tạo các tàu chiến đổ bộ hạng nhẹ có khả năng tiếp cận vô hạn với tàu dân sự đã chứng minh được tính khả thi trên lý thuyết và thực tế.

Henry J. Hendrix, tác giả của cuốn sách "Xây dựng và duy trì hải quân" tin rằng, phương pháp chính để tàu đổ bộ hạng nhẹ tránh bị đối thủ phát hiện là giảm các đặc tính tín hiệu có thể phát hiện được. Ví dụ, không sử dụng radar trên tàu hoặc các cảm biến khác trước khi chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ. Trên cơ sở này, họ có thể tận dụng cơ hội “giống” tàu dân sự và di chuyển với tốc độ tương đương.

Eric Wertheim, tác giả của cuốn sách "Hạm đội chiến đấu thế giới", tin rằng giao thương hàng hải ngày càng bận rộn đã khiến Quân đội Mỹ có thể chế tạo các tàu đổ bộ hạng nhẹ giống vô hạn với các tàu dân sự. “Khi quy mô thương mại hàng hải tiếp tục mở rộng, những con tàu như vậy có nhiều khả năng bị lẫn với các tàu dân sự như tàu chở hàng, tàu đánh cá và tàu chở dầu, đặc biệt là ở vùng biển đông đúc như Tây Thái Bình Dương”.

Siêu tăng T-14 Armata của Nga đã sẵn sàng xuất khẩu từ năm 2022

Siêu tăng T-14 Armata của Nga đã sẵn sàng xuất khẩu từ năm 2022

Xe tăng T-14 Armata của Nga đã sẵn sàng sản xuất hàng loạt từ năm 2022, sau một thời gian dài trì hoãn vì nhiều vấn đề.

Đức Trí (lược dịch)

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Hình ảnh Nga và Trung Quốc tập trận chung trên biển và trên không

Nga và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận chung trên biển và trên không mang tên "Phương Bắc/Tương tác - 2023". Cuộc diễn tập kéo dài từ 20-23/7.

Nga nói không tấn công tàu dân sự, lãnh sự quán Trung Quốc ở Ukraine bị hư hại

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 20/7 cho biết, Nga không có ý định nhắm mục tiêu vào các tàu dân sự ở Biển Đen.

Nga tiếp tục tấn công trả đũa Ukraine, Kiev sử dụng đạn chùm

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu ở Ukraine để đáp trả vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào cầu Crưm hồi đầu tuần này.

Đang cập nhật dữ liệu !