Mỹ sẽ có “tàu sân bay ngầm” cho máy bay không người lái

Thế hệ tầu ngầm hạt nhân mới của Mỹ sẽ là “hàng không mẫu hạm ngầm” cho máy bay không người lái

Mỹ sẽ có “tàu sân bay ngầm” cho máy bay không người lái

> Triều Tiên chế tạo máy bay không người lái công nghệ Mỹ

> Báo Trung Quốc điểm mặt "4 viên kim cương" của hải quân Việt Nam

> Hình ảnh chưa từng công bố về tên lửa S – 300 của Việt Nam

> Tướng lục quân nói về sức mạnh phòng không lục quân Việt Nam

Mỹ sẽ có “tàu sân bay ngầm” cho máy bay không người lái

Tầu ngầm Ohio của hải quân Mỹ

Kết hợp tầu ngầm Ohio với tầu ngầm Virginia

Theo “Thời báo hải quân” của Mỹ, hải quân Mỹ đã xây dựng kế hoạch nâng cấp, cải tiến chế tạo một thế hệ tầu ngầm hạt nhân đời mới khi 4 chiếc tầu ngầm hạt nhân của đội tuần tra “Ohio” dừng phục vụ quân đội vào khoảng năm 2025. Kiểu tầu ngầm hạt nhân mới này là tầu kiểu tấn công có lắp đặt khoang phóng thẳng đứng kiểu cải tiến của tầu ngầm Virginia, thực chất đây là kiểu kết hợp của tầu ngầm hạt nhân tấn công với tầu ngầm tuần tra.

So với tàu ngầm thông thường, tàu ngầm hạt nhân có các ưu điểm vượt trội như thời gian tuần tra lâu, khả năng ngụy trang tốt, thể tích lớn, trang bị vũ trang tốt, v.v…

Tàu ngầm hạt nhân Ohio là loại mang tên lửa xuyên lục địa có nhiệm vụ tuần tra, được nghiên cứu từ thời chiến tranh lạnh. Lớp tàu này có chiều dài 170m, rộng 13m, tải trọng hơn 16000 tấn, có thể vận hành dưới độ sâu 240m, mang theo 24 tên lửa xuyên lục địa.

Để tiết kiệm chi phí, chính phủ Mỹ đã cắt giảm nhiều kinh phí cho việc chế tạo tàu chiến của hải quân Mỹ. Tàu ngầm hạt nhân cũng phải thực hiện việc cắt giảm này, và với yêu cầu chi phí ít nhưng vẫn phải xây dựng một lực lượng tấn công ngầm hiệu suất cao.

Trong bối cảnh như vậy, Mỹ đã tiến hành cải tạo hợp nhất các tính năng ưu việt của tàu ngầm tấn công với tàu ngầm tuần tra mang tên lửa để tạo ra một thế hệ tàu ngầm mới có thể phóng máy bay không người lái. Việc này vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại hiệu quả cao.

Mỹ sẽ có “tàu sân bay ngầm” cho máy bay không người lái
Tầu ngầm Virginia

Theo phương án mới nhất, “khoang tải hữu hiệu” sẽ được lắp cho tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới để mang tên lửa hành trình “Tomahawk” và các thiết bị khác. Ngoài tên lửa, ngư lôi tấn công các mục tiêu trên bờ và tàu thuyền của đối phương ra, nó còn có một nhiệm vụ là chuyên chở đội đặc nhiệm thâm nhập bí mật.

Xu hướng cho tương lai: “Hàng không mẫu hạm ngầm”

Các thiết bị không người lái đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến tranh, Mỹ đặc biệt quan tâm đẩy nhanh phát triển kỹ thuật này, đồng thời cũng đẩy mạnh nghiên cứu tàu ngầm có khả năng phóng máy bay không người lái. Nhiều năm qua, hải quân Mỹ vẫn đầu tư nghiên cứu kỹ thuật máy bay không người lái cho tàu ngầm hạt nhân. Ống phóng tên lửa của tàu ngầm hạt nhân của hải quân Mỹ có đường kính là 2m, theo lý thuyết thì hoàn toàn có thể dùng để phóng máy bay không người lái.

Hải quân Mỹ cho rằng, một khi tàu ngầm có thể phóng máy bay không người lái, thì tính ngụy trang và tính chiến đấu của nó sẽ tăng lên rất nhiều. Máy bay không người lái phóng từ dưới nước có thể lắp thiết bị ra đa giám sát và bộ phận tạo hình ảnh quang học, khi nhận được tin tình báo, chúng có thể thông qua vệ tinh để báo về các tàu chiến của Mỹ. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ tác chiến trên không, máy bay không người lái có thể đáp xuống vùng lân cận cạnh tàu ngầm hạt nhân và được thu hồi trở về.. Ngoài ra, máy bay không người lái ngầm dưới nước có thể được tích hợp khả năng thực hiện các nhiệm vụ tác chiến và như do thám dưới nước.

Mỹ sẽ có “tàu sân bay ngầm” cho máy bay không người lái
Kiểu dáng chiếc Cormorant

Tập đoàn Lockheed Martin là đơn vị đi đầu thực hiện kế hoạch nghiên cứu chế tạo máy bay không người lái kiểu mới này. Máy bay không người lái biệt danh Cormorant do công ty này nghiên cứu là máy bay đa chức năng có thể phóng từ dưới nước, đồng thời có thể trở về nơi xuất phát. Khi ở dưới nước, cánh của máy bay này sẽ gập lại và được phóng từ ống phóng tên lửa xuyên lục địa. Sau khi được phóng lên không trung, các cánh máy bay sẽ tự động mở ra, các động cơ quạt gió được tự động vận hành và máy bay thực hiện nhiệm vụ trên không.

Dù hiện nay trên thực tế vẫn chưa có trường hợp cụ thể nào về việc phóng máy bay không người lái từ dưới nước, nhưng điều này sẽ đến trong một tương lai không xa. Hàng không mẫu hạm là một khâu chiến thuật quan trọng của hải quân Mỹ, và cách đây không lâu, việc thử nghiệm thành công máy bay không người lái X - 47B là một bước đột phá quan trọng của quân đội Mỹ. Nếu kế hoạch máy bay không người lái phóng từ tàu ngầm hạt nhân này thành công, thì trong tương lai, với các thiết kế phù hợp yêu cầu, tàu ngầm hạt nhân của Mỹ sẽ trở thành “hàng không mẫu hạm ngầm” có tính ngụy trang cao.

Hòa Phong

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !