Mỹ sẵn sàng triển khai tên lửa siêu thanh ở châu Âu?

RIA đưa tin, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Robert O'Brien cho biết Mỹ đã sẵn sàng triển khai các tên lửa siêu thanh ở châu Âu để kiềm chế Nga.

“Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF), chúng tôi đang phát triển vũ khí siêu thanh, hệ thống phân phối tên lửa đạn đạo. Chúng tôi sẽ triển khai các loại vũ khí tương tự nếu cần ở châu Âu để kiềm chế Nga”, ông O'Brien nói.

{keywords}
Mỹ sẵn sàng triển khai tên lửa siêu thanh ở châu Âu? (Ảnh: Air Force)

Trước đó, Washington đã công bố ý định trang bị tên lửa siêu thanh cho tất cả các tàu khu trục của Hải quân Mỹ, cũng như cung cấp vũ khí này cho lực lượng mặt đất.

Ngoài ra, Mỹ hiện đang phát triển một số tên lửa siêu thanh. Nhưng đồng thời, Lầu Năm Góc cũng thừa nhận rằng họ đang tụt hậu so với Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Trong báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ nhan đề “Vũ khí siêu thanh: Lịch sử và vấn đề” lưu ý tên lửa siêu thanh đầy hứa hẹn của Mỹ sẽ là loại phi hạt nhân, điều này làm tăng yêu cầu về độ chính xác của chúng.

Vào giữa tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper thông báo Lầu Năm Góc có kế hoạch đến năm 2023 sẽ trang bị vũ khí siêu thanh cho quân đội.

Trong khi đó, tại cuộc vận động tranh cử hôm 16/10 ở Ocala, bang Florida, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ đang sở hữu tên lửa siêu thanh

“Chúng tôi đang sở hữu tên lửa siêu thanh mà bạn từng nghe nói đến. Trước đây chúng tôi không có vì các quốc gia khác đã đánh cắp ý tưởng của chúng tôi từ thời chính quyền cựu Tổng thống Obama, nhưng hiện tại đã có”, ông Trump nói.

Tổng thống Trump cũng khẳng định chính quyền của ông sẽ duy trì một sức mạnh quân sự vô địch, song ông hy vọng Mỹ sẽ không bao giờ phải sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình.

Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 15/10, thông báo đã cho xây dựng Trung tâm Tác chiến mặt đất Hải quân ở bang Indiana, làm cơ sở chính để Mỹ phát triển các loại vũ khí siêu thanh. Trung tâm này sẽ giúp các nhà khoa học và kỹ sư thúc đẩy các hạng mục đầu tư nhằm hỗ trợ quân đội Mỹ phát triển các loại vũ khí siêu thanh với tốc độ nhanh chóng, hiệu quả và hiện đại.

Thỏa thuận giữa Liên Xô và Mỹ về việc loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn được ký kết vào ngày 8/12/1987 tại Washington bởi nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Văn bản có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Vào tháng 2/2019, Mỹ thông báo sẽ rút khỏi Hiệp ước INF, với lý do Nga đã vi phạm hiệp ước này.

Vào ngày 2/8/2019, Mỹ đã đơn phương rút khỏi hiệp ước và tuyên bố rằng Moscow “hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của hiệp ước”. Điện Kremlin đã nhiều lần bác bỏ những cáo buộc này và cho Mỹ cơ hội tiếp tục thảo luận về việc thực hiện hiệp ước, nhưng Nhà Trắng từ chối.

Vì sao Mỹ lại hoãn sản xuất ‘siêu tiêm kích’ F-35?

Vì sao Mỹ lại hoãn sản xuất ‘siêu tiêm kích’ F-35?

Defense News đưa tin, Lầu Năm Góc buộc phải tạm dừng việc khởi động sản xuất toàn bộ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 mới nhất do quá trình thử nghiệm bị trì hoãn.

Thanh Bình (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.