Mỹ - Nhật có thêm hải quân châu Âu cùng đối phó Trung Quốc

Mỹ - Nhật hoan nghênh hải quân một số nước châu Âu có kế hoạch điều động lực lượng tới Ấn Độ - Thái Bình Dương để đối phó với quân đội Trung Quốc. 

Mỹ - Nhật đã lên tiếng hoan nghênh kế hoạch điều động lực lượng hải quân của một số nước lớn châu Âu tới khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong năm nay, giữa lúc Trung Quốc không ngừng hiện đại hóa quân sự, cũng như mở rộng tham vọng bành trướng chủ quyền cả trên đất liền và trên biển.

Trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp có những động thái hung hăng trên biển Hoa Đông, Biển Đông và khu vực biên giới Trung - Ấn, Anh tuyên bố sẽ cho triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth tới khu vực Đông Á, còn Pháp sẽ điều động một tàu chiến hải quân tới Nhật Bản, trong khi Đức cho một tàu hộ vệ tới hoạt động ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tất cả hoạt động triển khai này đều được thực hiện trong năm 2021.

{keywords}
Tàu sân bay Queen Elizabeth của hải quân Hoàng gia Anh. (Ảnh: SCMP)

“Nhật Bản có tiềm năng phát triển mối quan hệ hợp tác quốc phòng với châu Âu”, Kyodo dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi nói với người đồng cấp Đức Annegret Kramp-Karrenbauer trong cuộc họp trực tuyến ngày 15/12/2020.

Tuyên bố của ông Kishi được đưa ra trong bối cảnh, châu Âu ngày càng quan ngại trước việc Trung Quốc đang cố tình thay đổi hiện trạng bằng các biện pháp cưỡng ép ở khu vực châu Á và Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Kramp-Karrenbauer cho biết, “Những chuyện xảy ra ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang ảnh hưởng tới Đức và châu Âu. Chúng tôi muốn hợp tác để đảm bảo trật tự bằng các quy định ở Ấn Độ - Thái Bình Dương”.

Trong cuộc họp trực tuyến, Bộ trưởng Kishi còn bày tỏ hy vọng chiến hạm Đức sẽ tham gia tập trận cùng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cũng như cùng di chuyển qua Biển Đông. Bởi lâu nay Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Trong một tuyên bố, nữ Bộ trưởng Đức cũng nhấn mạnh, “Một nước không nên đặt gánh nặng lên những quốc gia khác trong quá trình theo đuổi tham vọng kinh tế và an ninh”.

Tuyên bố của bà Kramp-Karrenbauer được cho ám chỉ tới hoạt động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc tại các tiền đồn mà Bắc Kinh xây dựng trên những khu vực đang xảy ra tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, cũng như sự xuất hiện liên tiếp của các tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông là Senkaku/Điếu Ngư.

Liên quan tới kế hoạch điều động nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth tới khu vực Đông Á trong năm 2021, phi đội tiêm kích F-35B hoạt động trên tàu sân bay này cũng sẽ được tiến hành bảo dưỡng tại cơ sở của Tập đoàn Công nghiệp Nặng Mitsubishi ở tỉnh Aichi. Theo một số chuyên gia, Nhật Bản có khả năng là địa điểm lý tưởng để tàu sân bay trọng tải 65.000 tấn của hải quân Anh neo đậu tạm thời.

Queen Elizabeth hiện là chiến hạm lớn nhất và hiện đại nhất của hải quân Hoàng gia Anh và con tàu sẽ được trang bị phi đội F-35B do Mỹ sản xuất.

Theo ông Michito Tsuruoka, một giáo sư chuyên ngành an ninh quốc tế và chính trị châu Âu tại Đại học Keio, còn với Mỹ, một tàu tấn công đổ bộ trọng tải 45.000 tấn đang neo đậu ở Sasebo, phía tây nam Nhật Bản. Chiến hạm Mỹ cũng được trang bị dàn chiến đấu cơ F-35B. Do đó, không loại trừ khả năng, khi tàu sân bay Queen Elizabeth được điều động tới Đông Á, hải quân Mỹ - Anh sẽ cho tổ chức tập trận chung ở Tây Thái Bình Dương nhằm kiểm chứng khả năng hoạt động của dàn tiêm kích F-35B. Đây vốn là sứ mệnh mà Mỹ - Anh vẫn thường xuyên thực hiện ở Đại Tây Dương.

“Mỹ - Anh dường như muốn thúc đẩy khả năng cùng phối hợp trong các sứ mệnh quân sự ở Tây Thái Bình Dương. Theo tôi, đây là mục đích chính mà Anh cho điều động tàu sân bay Queen Elizabeth tới Ấn Độ - Thái Bình Dương”, ông Tsuruoka chia sẻ.

Chưa hết, Nhật Bản cũng có kế hoạch cải tiến 2 tàu sân bay trực thăng lớp Izumo để có thể mang theo dàn tiêm kích F-35B. “Điều này có nghĩa là Mỹ - Anh – Nhật có thể cùng tiến hành tập trận chung để đánh giá năng lực vũ khí, cũng như tăng cường khả năng phối hợp hành động của 3 lực lượng”, ông Tsuruoka nói thêm.

Trong khi đó, Mỹ - Pháp – Nhật sẽ tiến hành đợt huấn luyện đổ bộ trên một hòn đảo không người ở phía tây nam Nhật Bản vào tháng Năm tới, theo thông tin được tờ Sankei Shimbun tiết lộ hồi đầu tháng 12/2020. Kế hoạch tập trận được cho là nhằm gửi đi thông điệp “dằn mặt” Trung Quốc, khi mà các tàu hải cảnh của Trung Quốc liên tiếp lại gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Trung Quốc không phải là lý do duy nhất

Ngoài yếu tố Trung Quốc, các nhà phân tích quốc phòng cho rằng mối quan hệ giữa Nhật Bản và châu Âu gia tăng còn hướng tới mục tiêu mở rộng thị phần bán vũ khí cho Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới. Bởi trong những năm gần đây, Nhật Bản đã liên tục tăng chi tiêu quốc phòng lên mức kỷ lục nhằm đối phó với những thách thức an ninh từ quân đội Trung Quốc và mối đe dọa từ lực lượng hạt nhân và tên lửa Triều Tiên.

“Tokyo đã hoan nghênh sự hiện diện tăng cường của lực lượng hải quân châu Âu trong khu vực, nhưng truyền thông Nhật Bản cũng nhắc tới khả năng Nhật Bản cho cắt giảm quy mô và tần suất tiến hành các đợt tập trận chung với Mỹ và Pháp nhằm tránh chọc giận Trung Quốc. Hiện tại, Nhật Bản dường như cũng chưa có kế hoạch cụ thể để tương tác với hải quân Anh và Pháp”, ông Tsuruoka nhận định.

Tuy nhiên, yếu tố Trung Quốc dường như là nguyên nhân chính khiến Nhật Bản chủ động mở rộng mối quan hệ với châu Âu hay với Mỹ, Australia và Ấn Độ. Hiện Nhật Bản – Mỹ - Australia - Ấn Độ đang nằm trong nhóm “Bộ Tứ Kim Cương”, một tổ chức được cho hoạt động giống với Tổ chức Hiệp ước Bắc Tây Dương (NATO).

Song Giáo sư Andrew Oros tại Đại học Washington ở Mỹ cho rằng, Bộ Tứ Kim Cương sẽ không vì thế mà mở rộng kết nạp thêm thành viên, bởi các nước phương Tây vốn có ít mối quan tâm ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Nhưng một số quốc gia châu Âu cũng đã bày tỏ mong muốn tham gia vào hoạt động đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển quan trọng này.

Phớt lờ chiến hạm Mỹ, Trung Quốc ngang nhiên tập trận ở Biển Đông

Phớt lờ chiến hạm Mỹ, Trung Quốc ngang nhiên tập trận ở Biển Đông

Phớt lờ hai tàu chiến của hải quân Mỹ, hải quân Trung Quốc vừa ngang nhiên cho tiến hành đợt tập trận ở Biển Đông với nội dung nâng cao năng lực chiến đấu.  

Minh Thu (lược dịch)

Câu chuyện buồn phía sau hành động trốn khỏi sở thú của chú ngựa vằn

Tin tức chú ngựa vằn 3 tuổi có tên Sero trốn thoát khỏi sở thú ở Seoul đang thu hút dư luận Hàn Quốc, bởi ẩn sau hành động bất thường là một câu chuyện buồn.

Giá vàng tăng, ‘cá mập’ nào gom vàng nhiều nhất 30 năm qua?

Thông tin về giao dịch vàng của những ‘cá mập’ trong vòng 30 năm qua.

Ông Trump khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/3 sẽ tổ chức cuộc vận động tranh cử đầu tiên trong năm 2023 tại thành phố Waco thuộc bang Texas.

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin nói sẵn sàng về nước chịu án tù

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, đã sống lưu vong 16 năm ở nước ngoài mới đây cho biết, ông sẵn sàng về nước chịu án tù để được sống gần gia đình.

Ngắm túi thiên thạch ‘độc, lạ’ giá hơn một tỷ đồng

Một hãng phụ kiện xa xỉ Pháp vừa ra mắt mẫu túi “độc, lạ”, được chế tác thủ công từ thiên thạch rơi xuống Trái đất cách đây hàng nghìn năm và có giá ít nhất 40.000 Euro (hơn 1 tỷ đồng).

Anh công bố hồ sơ thuế, hé lộ thu nhập của Thủ tướng

Chính phủ Anh vừa công bố hồ sơ thuế của Thủ tướng Rishi Sunak, hé lộ thu nhập cá nhân cũng như số tiền đóng thuế của ông trong 3 năm qua.

Ông Trump cảnh báo nguy cơ ‘cái chết và sự hủy diệt’ nếu bị truy tố

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lên án việc Công tố viên quận Manhattan định truy tố ông, đồng thời cảnh báo nếu điều đó xảy ra, hậu quả sẽ là “cái chết và sự hủy diệt tiềm ẩn”.

Hành trình thâm nhập hang ổ tội phạm để báo thù cho chồng của góa phụ Colombia

Vượt qua nỗi đau mất chồng, góa phụ tìm cách thâm nhập vào hang ổ của trùm xã hội đen xảo quyệt, từ đó thu thập bằng chứng để giao cho cảnh sát.

Vua Anh hoãn công du Pháp vì biểu tình

Chính phủ Pháp thông báo, chuyến công du của Vua Anh Charles III tới nước này đã bị hoãn sau khi các công đoàn kêu gọi tổ chức thêm một ngày đình công và biểu tình toàn quốc phản đối cải cách hưu trí của chính phủ.

Nhật tuyên trắng án thực tập sinh Việt bị tố bỏ rơi con chết yểu

Tòa án Tối cao Nhật vừa tuyên trắng án đối với một nữ thực tập sinh người Việt bị cáo buộc bỏ rơi thi thể hai con song sinh chết yểu.

Đang cập nhật dữ liệu !