Mỹ lộ chiến thuật mới trong sử dụng UAV ALTIUS-600

Lục quân Mỹ mới đây đã vô tình để lộ hình ảnh về một cuộc thử nghiệm bí mật phóng UAV ALTIUS-600  từ phương tiện mặt đất.

Theo báo cáo trong chuyên mục "War Zone" của trang Dynamics/Mỹ, các bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội gần đây cho thấy Lục quân Mỹ đang thử nghiệm một hệ thống phóng máy bay không người lái (UAV) gắn trên xe dã chiến.

Hình ảnh cho thấy một phương tiện chiến thuật hạng nhẹ được trang bị hai ống phóng để phóng UAV ALTIUS-600 (ALTIUS viết tắt của Air-Launched, Tube-Integrated, Unmanned System - hệ thống bay không người lái nhét trong ống và được phóng trên không).

{keywords}
 Hình ảnh Lục quân Mỹ thử nghiệm UAV ALTIUS-600 từ xe dã chiến được đăng tải trên mạng. Nguồn: Huanqiu.

Trước đó, loại UAV này đã được thử nghiệm phóng từ máy bay vận tải C-130, AC-130J - máy bay cường kích mạnh nhất hiện nay trên thế giới, máy bay tuần tra P-3 và các máy bay dân sự, nhưng chưa từng thấy thử nghiệm phóng từ phương tiện mặt đất.

UAV ALTIUS-600 nặng khoảng 09 - 12 kg, hành trình tối đa khoảng 444 km, thời gian hành trình liên tục là 4 giờ. Loại UAV này có thể được phóng từ một hệ thống tích hợp khí nén, có thể thực hiện các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát, và cũng có thể được trang bị đầu đạn cho các nhiệm vụ tấn công và thậm chí cả vũ khí chống UAV.

Dù nhà sản xuất UAV không nói rõ nhưng rõ ràng tác chiến điện tử sẽ là nhiệm vụ then chốt của loại UAV này, chẳng hạn như mang thêm một thiết bị gây nhiễu.

Mặc dù các thông tin về cuộc thử nghiệm của Lục quân Mỹ vẫn chưa rõ ràng, nhưng việc phóng UAV ALTIUS-600 từ phương tiện mặt đất có thể giúp Lục quân Mỹ tiến thêm một bước nữa trong việc triển khai chiến thuật UAV bầy đàn.

Thông qua việc sử dụng rộng rãi các phương tiện phóng UAV cỡ nhỏ, Lục quân Mỹ có thể mở rộng khả năng nhiệm vụ của mình bao gồm các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát và các nhiệm vụ tác chiến điện tử, hoặc UAV tấn công tự sát.

Báo cáo cũng cho biết việc thêm các thiết bị ống phóng vào các phương tiện như xe chiến thuật hạng nhẹ cũng rất thú vị. Đây đã trở thành một phương pháp ngày càng phổ biến, đặc biệt là việc gắn bệ phóng lên các xe tải trọng nhỏ, chẳng hạn như tên lửa AGM-176 Griffin do Raytheon phát triển.

Hiện Mỹ mới chỉ sử dụng UAV ALTIUS-600 trong các cuộc thử nghiệm, vẫn chưa rõ liệu chúng có được sử dụng cho các hoạt động tấn công hay không. Hồi tháng 04.2021, X-58A Valkyrie của Mỹ lần đầu tiên phóng thành công UAV ALTIUS-600 từ khoang chứa bom bên trong.

ALTIUS là một loại drone cỡ nhỏ, động cơ đẩy cánh quạt với các cánh cứng xếp gọn vào thân, bung ra sau khi phóng. Chiếc drone này có thể được điều khiển từ xa bởi người điều khiển hoặc lập trình cho bay theo các điểm mốc trước khi tự hạ cánh trên bề mặt phẳng.

{keywords}
UAV ALTIUS-600 được Quân đội Mỹ đánh giá là “nhỏ nhưng có võ”. Nguồn: Huanqiu.

Quân đội Mỹ đang đánh giá cao loại drone này bởi nó được xem là giải pháp giúp trực thăng tấn công hay trực thăng trinh sát thăm dò một khu vực rộng lớn hơn, mỗi máy bay sẽ có thể phóng và điều khiển nhiều drone.

Drone cũng có thể lặng lẽ bay và thu thập thông tin tại những khu vực quá nguy hiểm để tiếp cận đối với trực thăng có người lái. Nếu drone có bị bắn hạ thì tổn thất vẫn nhỏ.

ALTIUS là một bước đệm hướng đến thứ được Quân đội Mỹ gọi là "Các hiệu ứng được phóng từ trên không" (Air Launched Effects - ALE). ALE có thể là drone nhưng cũng có thể là tên lửa và chúng có thể được mô tả là một dạng drone cảm tử (kamikaze drone).

Một hệ thống ALE có thể được phóng từ trực thăng trinh sát để thực hiện nhiệm vụ thám thính và hạ cánh tự động tại một khu vực bí mật để có thể thu lại sau.

ALE cũng có thể mang theo khối nổ hoặc đầu đạn để tấn công các mục tiêu nếu có cơ hội. Thay vì chỉ đóng vai trò là dò tìm, phát hiện mục tiêu và triển khai một loại vũ khí khác vào mục tiêu thì ALE sẽ có thể tấn công cảm tử vào mục tiêu như máy bay bổ nhào của quân đội Đế quốc Nhật thời thế chiến thứ 2.

ALE không hẳn là giải pháp thay thế hoàn toàn cho các loại tên lửa như Hellfire hay thế hệ tên lửa không đối đất JAGM mới của Quân đội Hoa Kỳ bởi một chiếc drone bay bằng động cơ đẩy cánh quạt sẽ khó có thể tấn công mục tiêu chớp nhoáng trên mặt đất như tên lửa.

Dù vậy, ALE hứa hẹn sẽ là giải pháp cực linh hoạt, giúp cải thiện khả năng phản ứng nhanh và cho phép đưa ra quyết định tấn công nhanh vào các mục tiêu vừa phát hiện bằng chính chiếc drone.

‘Khắc tinh’ của S-400 phá kỷ lục tầm bắn

‘Khắc tinh’ của S-400 phá kỷ lục tầm bắn

Trong các cuộc thử nghiệm gần đây tên lửa Precision Strike Missile (PrSM) được gọi là “sát thủ” của hệ thống phòng không Nga đã bay hơn 400 km, phá kỷ lục tầm bắn trước đó.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !