Mỹ dồn 3 tàu sân bay tới Thái Bình Dương, chuyên gia Trung Quốc nói gì?

Giới chuyên gia Trung Quốc nghi ngờ về khả năng sẵn sàng chiến đấu của 3 tàu sân bay vừa được Mỹ điều tới Thái Bình Dương.

Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định, việc Mỹ điều động cùng lúc 3 nhóm tác chiến tàu sân bay là USS Theodore Roosevelt, USS Nimitz và USS Ronald Reagan tới tuần tra khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là nhằm “cảnh báo” Bắc Kinh.

Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt  hoạt động gần đảo Guam, nhóm USS Nimitz hiện diện ở Thái Bình Dương ngoài khơi bờ biển phía Tây nước Mỹ và nhóm USS Ronald Reagan hoạt động trên biển Philippines.

{keywords}
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của hải quân Mỹ được điều động tới Thái Bình Dương. (Ảnh: US Navy)

Theo ông Zhang Junshe, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu quân sự hải quân Trung Quốc, lần gần nhất hải quân Mỹ đưa cả 3 nhóm tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương là vào năm 2017. Dù hoạt động điều động này mang tính bất thường, nhưng nó không phải là chưa từng xảy ra nên cũng không thể gọi là diễn biến hoàn toàn mới.

Đáng nói, theo ông Zhang, sự xuất hiện cùng lúc của 3 nhóm tác chiến tàu sân bay đang chứng tỏ Mỹ mất đi sự tự tin. Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, dường như Mỹ lo ngại thế giới nghi ngờ về năng lực quân sự. Do đó, hải quân Mỹ quyết định điều động cùng lúc các nhóm tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương để phô trương sức mạnh, đồng thời khẳng định với các quốc gia khác rằng, năng lực chiến đấu của hải quân Mỹ không hề bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Song ông Zhang cho rằng trên thực tế, năng lực chiến đấu của các tàu sân bay Mỹ đang bị ảnh hưởng từ dịch bệnh. Bởi một số binh sĩ mắc Covid-19 vẫn chưa hoàn toàn hồi phục và chưa thể trở lại vị trí làm việc trên tàu. Theo đó, chuyên gia Trung Quốc nhận định Mỹ chỉ đang tâng bốc về sức mạnh hải quân. Nói cách khác, việc điều động các nhóm tác chiến tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương là không thật sự cần thiết, trong bối cảnh Mỹ vẫn đang gồng mình chống chọi với dịch Covid-19. Ngoài ra, Mỹ cũng phớt lờ việc công bố mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh với lực lượng hải quân. Không loại trừ hoạt động triển khai cùng lúc 3 nhóm tác chiến tàu sân bay dường như chỉ là đảm bảo vị thế an ninh của Mỹ trước hai đối thủ là Nga và Trung Quốc.

Cũng theo ông Zhang, khi mà Mỹ đang tìm mọi cách để khôi phục nền kinh tế bị tác động tiêu cực từ dịch bệnh, quân đội trở thành trụ cột để Mỹ cạnh tranh với các quốc gia khác.

Còn theo ông Wei Dongxu, một nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh, cả 3 nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ được điều động tới khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đều không xuất hiện gần Trung Quốc bởi hành động này có thể gửi đi tín hiệu cực kỳ nguy hiểm và làm khuấy động căng thẳng trong khu vực.

Tuy nhiên, ông Wei cũng đặt ra khả năng hải quân Mỹ có thể điều một nhóm tác chiến tàu sân bay hoạt động gần Trung Quốc. Cụ thể, một nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ có mặt gần Trung Quốc, trong khi hai nhóm còn lại có thể hoạt động ở những vùng lân cận. Thông qua đó, Mỹ có thể để các nhóm tàu sân bay thường xuyên hiện diện gần cửa ngõ của Trung Quốc.

Cũng theo ông Wei, phi đội máy bay hoạt động trên các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hiện giữ vai trò ngăn chặn. Nói cách khác, Mỹ sẽ để các nhóm tàu sân bay hoạt động ở xa, trong khi sử dụng các tiêm kích đa nhiệm Boeing F/A-18E/F Super Hornet hay tiêm kích tàng hình F-35C để phô trương sức mạnh.

Do đó, để đối phó với Mỹ, Trung Quốc có thể phát triển các hệ thống cảnh báo tích hợp cả trên không, trên biển và trên đất liền. Điển hình, Trung Quốc có thể sử dụng các máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm làm nhiệm vụ tuần tra. Khi phát hiện hành động khiêu khích từ Mỹ hoặc các tiêm kích Mỹ lại gần không phận Trung Quốc, quân đội Trung Quốc có thể điều động thêm các chiến đấu cơ hiện đại lên đường đánh chặn. 

Tuy nhiên, việc Mỹ sử dụng thêm các tiêm kích tàng hình F-35C là không thể loại bỏ. Do đó, Trung Quốc sẽ cần các công nghệ hiện đại hơn để phát hiện và theo dõi như radar chống tàng hình. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang sở hữu hàng loạt vũ khí được cho là “sát thủ diệt tàu sân bay” như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26.

{keywords}
Tàu sân bay USS Nimitz của hải quân Mỹ. (Ảnh: US Navy)

Chia sẻ với tờ Thời báo Hoàn Cầu, ông Li Jie, chuyên gia hải quân ở Bắc Kinh cho rằng, sự xuất hiện cùng lúc của 3 nhóm tác chiến tàu sân bay là nhằm chứng minh Mỹ vẫn giữ vị trí là lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới. Hành động của Mỹ có thể khiến Trung Quốc tiến hành thêm các cuộc tập trận để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Cũng theo ông Li, năng lực sẵn sàng chiến đấu của 3 nhóm tác chiến tàu sân Mỹ vẫn là vấn đề gây hoài nghi sau khi phát hiện nhiều thủy thủ mắc Covid-19. Trên thực tế, hải quân Mỹ từng rơi vào cảnh không có bất cứ tàu sân bay nào hoạt động ở Tây Thái Bình Dương trong hơn 2 tháng do ảnh hưởng của dịch bệnh. 

“Trong tình hình hiện tại, không loại trừ khả năng sẽ có đợt dịch mới bùng phát trên các tàu sân bay Mỹ”, ông Li nói.

Về phần mình, hải quân Mỹ cho hay nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đã nằm cảng nhiều tháng để sửa chữa, còn tàu USS Nimitz vừa mới hoàn thành các đợt tập trận sau khi chương trình sửa chữa kết thúc vào cuối tháng Tư. Ngoài ra, thủy thủ đoàn trên hai tàu sân bay này cũng đã trải qua 14 ngày cách ly trước khi lên đường làm nhiệm vụ.

Tuyên bố từ Hạm đội 7 nhấn mạnh thêm, tàu sân bay USS Ronald Reagan mang theo nhiều vũ khí quan trọng trước khi rời khỏi cảng để tới Thái Bình Dương.

“Sau các chuyến đi biển thử nghiệm, tàu USS Ronald Reagan được triển khai làm nhiệm vụ và mang theo số vũ khí hơn 1.000 tấn cùng quân nhân và phi đội máy bay”, hải quân Mỹ cho hay.

“Điều quan trọng nhất là sứ mệnh vẫn được thực hiện, nhưng không làm bùng phát các ca mới mắc virus. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy an ninh khu vực với các đối tác và duy trì tình trạng cao sẵn sàng chiến đấu”, Sputnik dẫn lời Chuẩn Đô đốc George M. Wikoff, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan.

Mỹ liên tiếp có động thái 'dằn mặt' Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ liên tiếp có động thái 'dằn mặt' Trung Quốc ở Biển Đông

Ngoài oanh tạc cơ B-1B, không quân Mỹ mới điều thêm UAV trinh sát RQ-4 Global Hawk hoạt động trên Biển Đông.

Minh Thu (lược dịch)

Vua Charles III của Anh lần đầu công du nước ngoài

Đức trở thành điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Vua Charles III, sau khi ông phải hoãn chuyến thăm Pháp vì biểu tình.

Tìm thấy khối vàng cực lớn bằng thiết bị dò kim loại nghiệp dư

Hơn 170 năm kể từ khi cơn sốt tìm vàng ở Australia kết thúc, một người đàn ông đã đào được một khối vàng tự nhiên nặng 4,6kg, trị giá 240.000 AUD tại mỏ vàng ở Victoria.

Trung Quốc dọa trả đũa nếu Chủ tịch Hạ viện Mỹ gặp lãnh đạo Đài Loan

Trung Quốc ngày 29/3 đe dọa sẽ trả đũa nếu lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy trong tuần này và kêu gọi Mỹ không cho phép bà quá cảnh.

Philippines tuyên bố cắt đứt liên lạc với Tòa Hình sự quốc tế

Tổng thống Philippines tuyên bố sẽ cắt đứt liên lạc với Tòa Hình sự quốc tế (ICC) sau khi cơ quan này bác đơn kháng cáo yêu cầu ngừng điều tra cuộc chiến chống ma túy của người tiền nhiệm.

Hungary nêu lý do chưa xét duyệt Thụy Điển gia nhập NATO

Theo chính quyền Hungary, nước này có lý do chính đáng trong việc chưa thể phê duyệt Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tỷ phú Elon Musk khẩu chiến với Bill Gates về trí tuệ nhân tạo

Người sáng lập Microsoft Bill Gates và ông chủ Tesla - giám đốc điều hành Twitter Elon Musk chưa bao giờ là bạn thân của nhau và thực tế là họ đã đối đầu với nhau về một số vấn đề lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt.

Myanmar giải tán đảng của bà Aung San Suu Kyi

Chính quyền quân sự Myanmar đã giải tán đảng của bà Aung San Suu Kyi cùng 39 đảng khác vì lí do không đăng ký tham gia tổng tuyển cử.

Tân Đại sứ Trung Quốc là quan chức nước ngoài đầu tiên tới Triều Tiên sau 3 năm

Tân Đại sứ Trung Quốc là quan chức nước ngoài đầu tiên tới Bình Nhưỡng trong 3 năm, kể từ khi Triều Tiên cho đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch Covid-19.

Khói đen và bạo lực bao trùm cuộc biểu tình của gần 100.000 người ở thủ đô Paris

Những người biểu tình mặc áo đen ở Paris, Pháp ném đá vào cảnh sát, khiến lực lượng chức năng phải dùng dùi cui và vòi rồng để trấn áp.

Nghề giúp phụ nữ ‘biến mất’ không chút dấu vết chỉ sau một đêm ở Nhật Bản

Nhiều phụ nữ bị bạo hành hay đeo bám ở Nhật Bản đã tìm tới dịch vụ giúp bản thân 'biến mất' không chút dấu vết để lại chỉ sau một đêm.

Đang cập nhật dữ liệu !