Mỹ điều Osprey đến Okinawa dù dân Nhật phản đối dữ dội
Mỹ điều Osprey đến Okinawa dù dân Nhật phản đối dữ dội
Những máy bay quân sự đắt giá nhất hành tinh
Tàu chở 12 chiếc Osprey đã rời cảng ở Mỹ chủ nhật vừa qua để tiến đến Nhật Bản. Ảnh: AP |
Hãng tin AP đưa tin, tàu chở 12 máy bay Osprey đầu tiên đã rời cảng San Diego từ hôm chủ nhật. Toàn bộ những máy bay này sẽ được lắp ráp tại một căn cứ hải quân của Mỹ ở Iwakuni và di chuyển đến đảo Okinawa, một căn cứ quân sự chủ lực của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương.
Các cuộc biểu tình phản đối việc triển khai này đã gia tăng kể từ sau hai vụ tai nạn máy bay gần đây đang làm dấy lên mối lo ngại về an toàn chung về loại máy bay này.
Kế hoạch này đã gây ra một làn sóng phản đối khá lớn cả ở hai địa điểm những máy bay này sẽ dừng chân do những lo ngại về an toàn sau hai vụ tai nạn máy bay này tại Ma Rốc và ở bang Florida của Mỹ. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã không công bố khi nào tàu sẽ cập bến nhưng một quan chức của thành phố Iwakuni tiết lộ có thể là cuối tháng này.
"Quan điểm của chúng tôi vẫn không hề thay đổi. Chúng tôi không đồng ý để những loại máy bay này hiện diện ở đây cho đến khi chúng tôi chắc chắn là chúng an toàn", ông Yusuke Yamasaki, một quan chức ở Iwakuni nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Satoshi Morimoto cuối tuần qua đã đến Okinawa và Iwakuni để xoa dịu tình hình nhưng đã vấp phải phản ứng khá gay gắt từ phía người dân.
Báo chí Nhật Bản đưa tin, thị trưởng Okinawa đã nói thẳng với ông rằng kế hoạch đó là "không thể chấp nhận được" và rằng tất cả các căn cứ của Mỹ phải đóng cửa nếu việc triển khai máy bay Osprey dẫn đến bất cứ một sự cố nào ở khu vực này. Okinawa hiện đang là nơi cư ngụ của khoảng 19.000 tàu và đa số trong 50.000 binh lính Mỹ đang đóng quân tại Nhật Bản.
Mặc dù quan điểm của địa phương không thể gây ảnh hưởng đến tiến trình của dự án này nhưng vụ ầm ĩ này diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton vào cuối tuần này cũng đủ làm cho chính phủ Nhật Bản một phen bẽ mặt.
Washington đã nỗ lực xoa dịu bầu không khí này. Trong một cuộc họp với các quan chức Nhật Bản tuần qua, Lầu năm góc đã tuyên bố các vụ tai nạn máy bay không phải là do dấu hiệu về lỗi kỹ thuật.
Tháng trước, một chiếc máy bay CV-22 Osprey đã gặp tai nạn ở bang Florida, Mỹ, khiến toàn bộ 5 thành viên phi hành đoàn có mặt trong một chuyến bay tập huấn tại căn cứ Eglin đã bị trấn thương. Một tai nạn khác với cùng loại máy bay này ở Ma Rốc vào tháng 4 vừa qua cũng đã khiến hai binh sĩ thiệt mạng.
Vì vấp phải sự phản kháng của người dân địa phương nên sẽ không có chuyến bay nào được thực hiện ở Nhật Bản cho đến khi Bộ Quốc phòng Mỹ trình kết quả điều tra nguyên nhân của hai vụ tai nạn lên chính phủ nước này. Dự kiến, kết quả điều tra sẽ hoàn tất vào tháng 8 tới đây.
Lầu năm góc cho hay, các chuyến bay của với máy bay Osprey sẽ vẫn diễn ra như kế hoạch ở những nơi khác và cũng bày tỏ The Pentagon said Osprey flights will continue as usual elsewhere and expressed confidence that Japan's report will be positive.
"Loại máy bay MV-22 Osprey vốn có kỷ lục an toàn rất tốt. Điều động những máy bay này đến Okinawa sẽ tăng cường sức mạnh của Mỹ một cách đáng kể trong công tác hỗ trợ quốc phòng Nhật Bản, thực hiện hỗ trợ nhân đạo và cứu hộ cứu nạn cũng như các vai trò đồng minh khác", thông cáo báo chí của Lầu năm góc viết.
Máy bay vận chuyển Osprey đời mới nhất của quân đội Mỹ có trị giá 70 triệu đô. Không lực và Hải quân Hoa Kỳ hiện đang vận hành tổng cộng khoảng 110 chiếc.
Loại máy bay này có thiết kế kết hợp máy bay chở khách và các động cơ cánh quạt có thể cất cánh và hạ cánh như trực thăng lên thẳng với vận tốc nhanh gấp đôi.
Tai nạn với đời Osprey cũ xảy ra đầu tiên vào năm 1991 và một tai nạn năm tiếp theo đã khiến 7 người thiệt mạng. Vào năm 2000, 19 lính thủy đánh bộ Mỹ đã thiệt mạng khi một chiếc Osprey gặp tại nạn trong một chuyến tập huấn ở bang Arizona, Mỹ. Vào tháng 12 cùng năm, vụ tai nạn với cùng loại máy bay này tại bang Bắc Carolina, Mỹ cũng đã cướp đi sinh mạng của 4 binh sĩ khác.
Vào năm 2010, ba quân nhân và một dân thường đã thiệt mạng trong vụ tai nạn với loại máy bay tương tự ở Afghanistan.
Hoa Tạ