Muốn gỡ khó, sao lại áp giá sàn vé bay?

Áp dụng giá sàn vé bay sẽ triệt tiêu cơ hội cạnh tranh giảm giá của các hãng hàng không, khách hàng mất nhiều cơ hội mua vé bay giá rẻ, đi lại bằng đường hàng không có nguy cơ giảm, tác động tiêu cực đến thị trường du lịch

{keywords}
Chưa khi nào sân bay lại trong tình cảnh vắng khách như thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.

Mới đây, hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines (VNA) lại đề xuất áp giá sàn vé máy bay, thông tin này đã gây ra nhiều lo ngại khách hàng sẽ chịu thiệt thòi, không được hưởng vé giá rẻ, cũng như ảnh hưởng bất lợi cho ngành du lịch đang cần đà phục hồi. 

Không phải lĩnh vực độc quyền

Trao đổi với PV Infonet về đề xuất trên của VNA, luật sư Mai Thị Thảo – (Phó Giám đốc Văn phòng Luật sư TAT Law firm) cho biết, đề xuất của VNA chưa thực sự phù hợp, bởi theo Điều 28 Luật Cạnh tranh thì Nhà nước sẽ chỉ áp đặt giá đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước nhằm kiểm soát, tránh trường hợp thống lĩnh thị trường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Vị nữ luật sư phân tích: “Hiện nay, hoạt động kinh doanh vận tải hàng không không phải là lĩnh vực độc quyền Nhà nước. Do đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật giá thì Nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều này nghĩa là, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có quyền đưa ra giá vé, miễn là không vượt qua giá trần mà Nhà nước quy định. Ngược lại, doanh nghiệp có quyền bán vé máy bay giá rẻ để tạo áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp cân bằng được chi phí bỏ ra và lợi nhuận, lại tạo được “vé rẻ” có lợi cho người tiêu dùng, cho xã hội thì không có lý do gì để Nhà nước phải ra giá sàn khống chế việc doanh nghiệp giảm giá vé. Vì vậy, việc việc áp giá sàn vé máy bay tại Việt Nam là không hợp lí, vừa trái với quy luật cung - cầu của thị trường, vừa trái với Luật Giá".

Theo bà Thảo, việc áp dụng giá sàn sẽ triệt tiêu cơ hội cạnh tranh giảm giá của các hãng hàng không, đồng thời người dân không có nhiều vé máy bay giá rẻ, điều này sẽ khiến số lượng người đi lại bằng đường hàng không có nguy cơ giảm. Từ đó, tác động tiêu cực đến nhiều thị trường điển hình là lĩnh vực du lịch.

Với đề xuất của VNA, người tiêu dùng sẽ gặp bất lợi lớn. Người tiêu dùng sẽ không được mua vé máy bay giá 0 đồng, ngược lại phải "chi" tiền cao hơn mới mua được vé để đi. Đây chẳng khác nào đặt lợi ích của doanh nghiệp lên hàng đầu, vừa không có lợi cho người tiêu dùng, vừa triệt tiêu sự cạnh tranh giữa các hãng. 

Ai là người được hưởng lợi?

Theo đề xuất của VNA, đề xuất áp giá sàn vé may bay là bài toán để hãng hàng không vượt qua khó khăn trong giai đoạn dịch Covid-19, giảm bớt cạnh tranh giữa các hãng.

Theo đó, có 2 phương án thực hiện giá sàn vé máy bay, đó là áp bằng 35% mức giá trần theo từng cự ly hoặc áp theo chi phí biến đổi trung bình 1 ghế theo từng nhóm cự ly của các hãng hàng không giá rẻ.

Ví dụ như hiện nay, giá trần cho nhóm đường bay 500 - 850km là trần 2,2 triệu đồng/vé sẽ tăng lên 2,25 triệu đồng/vé; Tương tự, nhóm đường bay 850 - 1.000km có giá trần từ 2,79 triệu đồng/vé sẽ tăng lên 2,89 triệu đồng/vé... Với cự ly nêu trên, giá sàn được đề xuất lần lượt là 570.000 - 787.500 đồng/vé, 755.000 - 1 triệu đồng/vé.

Tuy nhiên, khi thông tin này vừa được nêu ra thì đã gặp luồng ý kiến phản đối. 

Theo đó, việc VNA đề nghị áp giá sàn cho tất cả các hãng bay là thể hiện tư duy độc quyền bởi hiện tại Cục Hàng không Việt Nam đã có quy định về giá trần. 

Việc áp giá sàn là một trong những biểu hiện của hạn chế cạnh tranh bởi theo Luật Giá thì Nhà nước chỉ áp giá trần mà không áp giá sàn. Do đó, việc áp giá sàn không khuyến khích tính cạnh tranh trên thị trường, không phù hợp với quy luật cung – cầu của thị trường và không có lợi cho người tiêu dùng.

Tác động của đại dịch Covid-19 đã và đang làm cho các hãng hàng không lỗ nặng, tuy nhiên hiện nay chỉ riêng Vietnam Airlines được “bơm vốn” cứu trợ trên 10.000 tỷ đồng. 

Trong khi các ngành chức năng, người dân tham gia kích cầu thị trường du lịch, hàng không để giúp các ngành này giảm bớt khó khăn thì VNA lại đề xuất áp giá sàn vé máy bay, có khác nào trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

Trước đó, vào năm 2017, Vietnam Airlines và Pacific Airlines (khi đó là Jetstar Pacific Airlines) - 2 hãng bay thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam cũng đã từng đề xuất áp giá sàn vé bay từ 600.000 - 1,2 triệu đồng tùy theo chặng và cũng vấp phải sự phản ứng mạnh từ thị trường.

Tiến Anh - HY

Hơn 20% khách hủy chuyến, sân bay Nội Bài đìu hiu, nhiều xe bus vào nội thành trống không

Hơn 20% khách hủy chuyến, sân bay Nội Bài đìu hiu, nhiều xe bus vào nội thành trống không

Đại diện 1 hãng hàng không ở Việt Nam chia sẻ, khi dịch bùng phát trở lại, lượng khách bỏ chuyến lên đến 28-29%, sau đó giảm dần. Trong những ngày qua, lượng khách bỏ chuyến dao động khoảng 20-25% tùy đường bay.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.

Agribank ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí

Hai bên hướng đến đối tác toàn diện, trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng, khai thác tối ưu tiềm năng sẵn có nhằm tạo hiệu quả kinh doanh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

BAT Việt Nam kết nối, truyền cảm hứng cho người lao động

BAT Việt Nam lần đầu tiên tổ chức sự kiện kết nối dành cho những cá nhân đang trải qua giai đoạn giữa của sự nghiệp (mid-career) với gần 150 người tham dự tại TP. HCM.

Hơn 18 tỷ đồng tri ân khách hàng gửi tiết kiệm Agribank

Để gia tăng lợi ích cho khách hàng gửi tiền nhân dịp Tết đến xuân về, Agribank triển khai chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Tết An Khang - Rước Xế Sang” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 18,14 tỷ đồng.

BAT Việt Nam nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

British American Tobacco (BAT) Việt Nam vừa công bố Báo cáo Phát triển Bền vững 2022, tiên phong thực hiện báo cáo về ESG với những mục tiêu, cách tiếp cận, sáng kiến và lộ trình phù hợp với thị trường Việt Nam.